Sau một thời gian ổn định đến nay dịch tả lợn Châu Phi đã tái phát quay trở lại, hiện cán bộ và nhân dân Thanh Chương đang triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại do nó gây ra.
Là một
trong nhiều hộ dân chăn nuôi lợn nhiều, theo hướng trang trại ở xóm Hưng Thủy
xã Đại Đồng huyện Thanh Chương, mặc dù đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch
từ khâu đầu vào như xử lý thức ăn, không để người lạ, các con vật trung gian
vào khu vực chăn nuôi nhưng dịch tả lợn Châu Phi vẫn làm cho đàn lợn thịt hơn
100 con của gia đình anh Phan Đình Thịnh bị tiêu hủy, gây thiệt hại hàng trăm
triệu đồng. Hiện tại, gia đình anh đã hết sức cố gắng để bảo vệ an toàn cho đàn
lợn nái với 30 con. Ông Phan Đình Thịnh
ở xóm Hưng Thủy xã Đại Đồng cho biết: Gia
đình tôi đã chủ động vai vôi, phun tiêu độc khử trùng, không cho vật trung gian
vào trang trại nhưng dịch vẫn xảy ra gây thiệt hại lớn. Mong cấp trên hỗ trợ
cho một phấn kinh phí để gia đình bớt khó khăn.
Đại Đồng là xã mới được sáp nhập từ 3 xã Thanh Tường,
Thanh Văn và Thanh Hưng. Với tổng diện tích và dân số lớn nhất huyện. Hiện tại,
tổng đàn lợn toàn xã có trên 6200 con. Trong đó có 200 con đã bị tiêu hủy do dịch
tả lợn Châu Phi đợt 2 gây ra. Trước tình hình đó, để bảo vệ tài sản của nhân
dân cũng như của ngành chăn nuôi, UBND xã Đại Đồng đã triển khai, thực hiện kịp
thời các giải pháp để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Chị Nguyễn Thị Định-Công
chức Nông nghiệp xã Đại Đồng cho biết thêm: Khi
dịch xảy ra địa phương đã thực hiện tốt các Chủ trương của cấp trên về phòng chống
dịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thành lập đội phản ứng nhanh và tổ chức
tiêu hủy triệt để số lợn bị chết và ốm do dịch tả lợn Châu Phi gây ra.
Dịch tả lợn châu phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
do vi rút gây ra. Hiện nay trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
chưa có 1 loại vắc xin và thuốc nào điều trị đặc hiệu. Khi dịch bệnh xảy ra gây
thiệt hại rất nghiêm trọng, tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Mầm bệnh tồn tại lâu
dài trong môi trường chăn nuôi nhất là trong điều kiện hiện nay khi thời tiết
đang chuyển mùa và có diễn biến thất thường. Hiện tại, toàn huyện đã có 12/38
xã có dịch tả lợn Châu Phi tái phát. Bao gồm các xã Đại Đồng, Thanh Lĩnh, Thanh
Hương, Võ Liệt, Hạnh Lâm…với tổng khối lượng lợn bị tiêu hủy là hàng trăm tấn.
Thời tiết vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp, vì vậy đề nghị bà con nông dân
cần thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành chuyên môn để phòng chống dịch hiệu
quả. Ông Đào Quang Biên-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện nói: Thời điểm này bà con tuyệt đối không nên tái
đàn, thứ 2 là Kiểm soát chặt chẽ đâì vào tuyệt đối không có các con vật trung
gian và người lạ vào khu vực chăn nuôi. Thứ 3 là tăng cường tiêu độc khử trùng
và khi dịch xảy ra là phải báo cáo và không được dấu dịch.
Thanh Chương là huyện nông nghiệp thuần túy với 2
ngành nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Riêng về ngành chăn nuôi, Thanh
Chương luôn dẫn dầu toàn tỉnh về tổng đàn trâu bò và lợn. Hiện nay, toàn huyện
có 83.000 con lợn với nhiều trang trại, gia trại lớn. Trước tình hình dịch tả lợn
Châu Phi tái phát quay trở lại, giá cả lợn hơi lên xuống thất thường, nhân dân
đang chờ giá lợn ổn định mới xuất chuồng nên tỷ lệ lợn thịt trong dân còn rất
nhiều, tiềm ẩn dịch lây lan ra diện rộng cao. Vì thế, ngoài quyết liệt phòng chống
covid 19, UBND huyện Thanh Chương đã ban hành nhiều Công điện yêu cầu các địa
phương tập trung cho công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi theo hướng bền vững
đó là chăn nuôi an toàn sinh học để hạn chế thấp nhất các thiệt hại do nó gây
ra đối với người dân và nền kinh tế huyện nhà. Ông Lê Đình Thanh-Phó Chủ tịch
UBND huyện Thanh Chương khẳng định: UBND
huyện đang chỉ đạo các địa phương chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, tăng
đàn để phát triển kinh tế chứ không phải tăng đàn bằng mọi giá. Hộ nào chưa đảm
bảo các điều kiện an toàn thì không nên chăn nuôi và tăng đàn. Chọn con giống
phải đảm bảo rõ nguồn gốc và địa chỉ để sạch bệnh.

Cán bộ và nhân dân xã Đại Đồng đang đẩy mạnh công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
Dịch tả lợn châu phi là bệnh truyền nhiễm do vi rút
gây ra và hiện nay chưa có một loại vắc xin hay thuốc nào điều trị đặc hiệu. Vì
vậy, các hộ dân cần nêu cao ý thức trong công tác chăn nuôi, chủ động và thực
hiện nghiêm các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất là
thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu phi gây ra và đặc biệt là không tăng đàn,
tái đàn trong giai đoạn này để đảm bảo an toàn. Với sự chỉ đạo quyết liệt và ý
thức của người dân, tin rằng huyện Thanh Chương sẽ sớm khống chế được dịch, đảm
bảo an toàn chăn nuôi trong thời gian tới.
Lan
Anh-Trung tâm VHTT-TT Thanh Chương