ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Chi hội trưởng phụ nữ kiêm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn nhiệt huyết với công tác hội, tận tâm với người nghèo.
Lượt xem: 317
Hội LHPN xã Thanh Yên là một trong 4 tổ chức chính trị xã hội được giao nhiệm vụ Quản lý tổ TK&VV của Ngân hàng chính sách huyện Thanh Chương trên địa bàn xã Thanh Yên. Tính đến thời điểm hết tháng 4 năm 2022 Hội Phụ nữ xã Thanh Yên quản lý 3 tổ TK&VV trên địa bàn 3 xóm Mỹ Sơn, Trung Long và Phú Thắng với tổng dư nợ trên 5 tỷ đồng. Mặc dầu địa bàn rộng lại nằm trên các xóm khác nhau nhưng tín dụng chính sách đến đúng đối tượng, chị em sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn - những “cánh tay nối dài” hết lòng vì tổ viên, vì công tác giảm nghèo địa phương.
Anh-tin-bai

Được sự hướng dẫn của Hội Phụ nữ xã, các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn xã Thanh Yên đã được tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển kinh tế

Về tổ TK&VV xóm Phú Thắng xã Thanh Yên ai cũng ngợi ca chi hội trưởng phụ nữ kiêm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn nhiệt huyết với công tác hội, tận tâm với người nghèo của chị Nguyễn Thị Hương. Nói về chị Hương - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thanh Yên Đậu Thị Hằng cho biết: “Chị Hương có “thâm niên” 18 năm làm chi hội trưởng phụ nữ, 12 năm làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, luôn được bà con yêu mến; được cấp ủy, chính quyền địa phương tin tưởng, tín nhiệm.

Nhớ lại những ngày đầu mới đảm nhận nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, chị Hương cho biếtCũng như nhiều chị em làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn Thanh Yên, ngày đầu chưa quen công tác tín dụng chính sách nên gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khâu ghi chép sổ sách, quản lý hộ vay, vận động người vay gửi tiền tiết kiệm. Nhờ được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ của NHCSXH cho các hội, đoàn thể nhận ủy thác và Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn nên tôi cũng quen dần với công việc.

Không những vậy, trong quá trình tác nghiệp, chị Hương còn khéo léo lồng ghép việc tuyên truyền chủ trương, chính sách tín dụng của Nhà nước và tác dụng của nguồn vốn ưu đãi mang lại vào các buổi sinh hoạt chi hội phụ nữ, Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Nhiều hộ nghèo lúc đầu không dám vay vốn NHCSXH vì lo không trả được nợ ngân hàng.Nắm được tâm tư, nguyện vọng của chị em, Tổ trưởng Sớm đã tích cực đến từng hộ vận động chị em tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả. Qua đó, chị em hiểu dần lợi ích nguồn vốn chính sách mang lại, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tính đến nay, Hội Phụ nữ xã Thanh Yên có dư nợ với NHCSXH trên 5 tỷ đồng, cho 124 hộ vay; trong đó Tổ tiết kiệm và vay vốn do chị Hương quản lý có dư nợ đạt gần 1.5tỷ  đồng. Từ nguồn vốn này đã giúp 45 chị em thoát nghèo, 110 hộ kinh tế từ trung bình lên khá và giàu.

Là 1 trong 3 hộ thuộc Tổ tiết kiệm và vay vốn  Nguyễn Thị Hương đã vươn lên thoát nghèo bền vững từ vốn vay ưu đãi, chị Trần Thị Trường cho hay: “Trước đây kinh tế khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, bản thân thường xuyên ốm đau bệnh tật, kinh tế khó khan lại đông con, kinh tế gia đình phụ thuộc vào tiền công phụ hồ của Chồng. Nhờ sự động viên của Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn Nguyễn Thị Hương, năm 2017  tôi đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng vốn chương trình hộ nghèo để phát triển kinh tế. Ở xã Thanh Yên có nhiều mô hình kinh tế VAC, hoặc VACR, nhưng lượng sức mình tôi đầu tư vốn vay vào việc chăn nuôi bò sinh sản và chăn nuôi lợn nái. Nhờ chăm chỉ, chịu khó nên đã vực dậy kinh tế gia đình và đã thoát nghèo từ năm 2019”.

Nhiều năm nay Tổ tiết kiệm và vay vốn do chị Hương làm Tổ trưởng đều đạt “3 không”: Không có lãi tồn, không có nợ quá hạn, không vay xâm tiêu. Chia sẻ về kinh nghiệm trong quản lý vốn, chị Hương cho biết, sau một tháng ngân hàng giải ngân, chị thường dành thời gian đến tận từng hộ “thăm thú” việc sử dụng vốn vay của tổ viên, cũng như lắng nghe tâm tư của chị em để kịp thời phản ánh với ngân hàng cùng tìm hướng giải quyếtVề bình xét vay vốn, tổ cũng thống nhất ưu tiên các hộ đang hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hàng tháng trước phiên giao dịch tại xã, “đến hẹn lại lên” chị em trong tổ họp đúng lịch, trao đổi việc sử dụng vốn, chuyện làm ăn…

Bên cạnh đó, chị Hương thường xuyên quan tâm, đng viên chị em tham gia các lớp tập huấn của hội, của Trung tâm khuyến nông, áp dụng KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi, định hướng cho hội viên lựa chn mô hình phát triển kinh tế phù hợp để đồng vốn phát huy hiệu quả.

Chị Hằng Chủ tịch Hội Phụ nữ xã  chia sẻ thêm: “Chị em trong xã ai cũng khâm phục chị Hương. Trong công tác, chị là cán bộ vẹn cả đôi đường - là chi hội trưởng hết lòng vì phong trào, một Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn đầy trách nhiệm. Từ sự quan tâm, nhiệt tình trong công việc của chị Hương đã giúp bà con không những thấy rõ lợi ích thiết thực do nguồn vốn ưu đãi mang lại mà còn xóa hẳn tính tự ti, mặc cảm, mạnh dạn vay vốn tham gia phát triển kinh tế gia đình”.

Lê Thị Trang - Phó CT HPN xã

 
12345...>>
Tin tức
  • Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số QG
1