ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Thu này qua miền Ví, Giặm
Lượt xem: 141

Trong những ngày này, đi  qua bất cứ một làng quê nào ở huyện Thanh Chương, cũng sẽ dễ dàng nghe trên các phương tiện truyền thanh, trên các trang mạng xã hội và trong các làng xom những câu đò đưa Ví, Giặm. Tất cả đang náo nức đón chào Ngày Quốc Khánh, ngày truyền thống quê hương 1/9.

Đó cũng là minh chứng thể hiện sự trường tồn, sức sống mãnh liệt của làn điệu Ví, Giặm, một loại hình nghệ thuật diễn xướng có truyền thống lịch sử từ lâu đời do nhân dân sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất.  Dân ca Ví, Giặm là sản phẩm của vùng quê Nghệ Tĩnh  nhưng riêng trên địa bàn huyện Thanh Chương nó luôn có sức sống mãnh liệt nhờ có những thế hệ các nghệ nhân, nghệ sỹ và người lao động biết nâng niu, trân quý.

Anh-tin-bai

              Hoành tráng Chương trình Nghệ thuật tại Lễ Công bố 555 năm danh xưng Thanh Chương.

Theo bà Võ Thị Minh Nguyệt – Chủ nhiệm CLB dân ca ví, Giăm Sông Lam Thanh Chương người đã trọn đời với những câu hát dân ca cho biết: ngày trước dọc đôi bờ Sông Lam có rất nhiều làng có phường vải, phường buôn nên các hoạt động hát ví, hát ghẹo, hát phường vải đã rất thịnh hành. Ngay cả “đầu xứ San” (nhà yêu nước Phan Bội Châu) cũng đã từng lên vùng chợ  Cồn, kẻ Trằm hát thâu đêm ngày với các ông nghè, ông cử và các cô phường vải.

Sau này, ở thời bao cấp có nhiều xã đã thành lập đội văn nghệ và duy trì qua hàng chục năm như Thanh Lĩnh, Thanh Tường, Thanh Chi, Cát Văn… Bao nhiêu thế hệ người dân đã từng say sưa với những đêm hội làng xem đội văn nghệ xã biểu diễn các tác phẩm dân ca Nghệ Tĩnh như: Cô gái Sông Lam, Không phải tôi, Khi ban đội đi vắng, Phần rơm đầu mùa, Sức kéo, Tình chị duyên em, Nghĩa tình đồng đội…Những câu hò điệu ví về không khí lao động tập thể, tình yêu đôi lứa đằm thắm sôi động trên các công trường Hồ Cầu Cau, Lại Lò, Đê Cẩm Thái…Từ phong trào văn nghệ quần chúng, từ sức sống của một vùng dân ca Thanh Chương là đơn vị cấp huyện duy nhất được Sở Văn hóa, thể thao chọn thành l;ập Câu lạc bộ dân ca từ năm 1994. Từ 20 thành viên buổi đầu nay đã có trên 50 người. Thanh Chương cũng là 1 trong 4 đơn vị cấp huyện được Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ An chọn thành lập Chi hội VHNT mà Hội viên nòng cốt là những người viết và hát dân ca. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều cá nhân xuất sắc, trưởng thành , trở thành những tên tuổi lớn

Từ ngày dân ca Ví, Giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại các hoạt đông bảo tồn, phát triển tôn vinh dân ca Ví, Giặm  đã được cấp ủy chính quyền, ngành văn hóa từ huyện đến cơ sở quan tâm. Hiện tại ngoài CLB cấp huyện đã có 4 xã thành lập được CLB dân ca gồm: Đại Đồng, Thanh Lĩnh, Ngọc Sơn, Cát Văn.  Phát huy truyền thống cha ông các CLB này được ngành văn hóa cấp tỉnh và Trung tâm bảo tồn và phát huy dân ca ví, Giặm Nghệ Tĩnh đánh giá cao. NSND Trịnh Hồng Lựu chia sẻ: là người làm nghề, tôi luôn tự hào về quê hương nơi có phòng trào văn nghệ quần chúng mạng mẽ và chất lượng nhất. Ngay khi có chủ trương lãnh đạo huyện và các địa phương đã thành lập được các câu lạc bộ dân ca. Các CLB của huyện Thanh Chương thường xuyên giành được giải cao tại các kỳ liên hoan cấp tỉnh, liên tỉnh và không thể vắng mặt tại các cuộc giao lưu do Trung ưởng và tỉnh tổ chức.

Cùng đồng hành với phong trào trong những năm qua UBND huyện đã chỉ đạo các ngành Giáo dục, Văn hóa đưa dân ca vào trường học.  Chi hội VHNT và Trung tâm Văn hóa- thể thao của huyện cũng đã tham gia sáng tác, đào tạo, dàn dựng và tổ chức nhiều hội thi, hội diễn. Bình quân mỗi năm 2 lần Chi hội VHNT tổ chức trại sáng tác. Đó cũng chính là lý do để giải thích vì sao các câu hát dân ca đang làm náo nức không khí mừng ngày Quốc khánh và các ngày lễ lớn năm nay ở các làng, bản, thôn xóm hôm nay.

Anh-tin-bai

         Cận cảnh một tiết mục tại chương trình nghệ thuật tại Lễ Công bố 555 năm danh xưng Thanh Chương.

Đặc biệt  biệt với sáng tác, đạo diễn và chỉ đạo nghệ thuật của các NSND Hồng Lựu, An Ninh, sự tham gia của các NS Trung tâm Nghệ thuật truyền thông Nghệ An và các hạt nhân của huyện cùng học sinh một số nhà trường đã thực hiện rất thành công màn biểu diễn nghệ thuật tại Lễ công bố “555 năm danh xưng Thanh Chương” và kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống của Đảng bộ nhân dân huyện Thanh Chương. Chương trình đã để lại niềm tự hào về lịch sử quê hương, sự ngọt ngào của câu hò điệu ví, làm lan tỏa tình yêu dân ca, ví giặm trong nhân dân.

Anh-tin-bai

              Một lớp học dân ca cho học sinh của NNND Võ Thị Hồng Vân ở nhà riêng tại xã Ngọc Sơn.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, mặc dù bị tác động của nhiều loại hình nghệ thuật, nhưng nhờ bén rễ sâu trong đời sống xã hội, được nhân dân lao động gìn giữ, bảo tồn, phát huy. Từ những làn điệu cổ xưa như: Ví ghẹo, Ví phường vải, Ví đò đưa, Giặm kể, Giặm Đức Sơn, Xay lúa, Mời trầu, Đại thạch kỳ huê, Ô lục soạn… ngày nay dân ca Nghệ Tĩnh đã có thêm nhiều làn điệu mới như: ví giận thương, Hát khuyên, hò đồng năm tấn, Hò chèo thuyền, Tứ hoa… Với việc được UNESCO vinh danh, với mạch nguồn trong mát và sự tiếp sức truyền lửa của các thế hệ chắc chắn rằng các làn điệu dân ca Ví, Giặm sẽ được phát huy và bảo tồn trong lòng mỗi người dân xứ Nghệ, người dân Thanh Chương. “Hãy về xứ Nghệ cùng em”, “đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác”…để biết, cảm nhận thêm về sức sống một vùng dân ca, du khách sẽ “nỏ muốn về” vì những câu ca điệu ví mãi đắm say lòng người.

                                                                               Trần Đình Hà

Tin tức
  • Đất và Người Thanh Chương
1