Ngay sau
Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, với dã tâm xâm lược núp sau bóng quân Anh dưới
danh nghĩa Đồng Minh vào giải giáp quân Nhật thực dân Pháp đã đem quân trở lại
nước ta, một lần nữa toàn dân tộc đã đứng lên. Mở màn từ Nam bộ (23/9/1945) đến
ngày “Toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946) quân và dân ta đã trải qua cuộc kháng
chiến trường kỳ. Trải qua các giai đoạn phòng ngự, cầm cự và phản công cuộc
kháng chiến trường kỳ toàn dân, toàn diện này đã đi đến thắng lợi bằng chiến
thắng tại chiến dịch Điên Biên Phủ.
Chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm
lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ,
kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt
Nam, Lào và Cam-pu-chia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân
tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Chiều ngày 7/5/1954 lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của Quân đội ta đã tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát báo hiệu kết thúc chiến dịch. (Ảnh TL)
Chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, thể hiện sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách
mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý
chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, lực lượng vũ
trang nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời là chiến thắng của
tình đoàn kết chiến đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, nhân dân 3
nước Đông Dương và sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè
quốc tế.
Chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống
thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân
Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển
thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945; mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến
hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam,
thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Với địa
bàn chiến lược và truyền thống ái quốc, trong cuộc kháng chiến chống Pháp mà
kết thúc là chiến dịch Điện Biên Phủ, sự hi sinh và đóng góp của quân dân Nghệ
Tĩnh nói chung và huyện Thanh Chương là hết sức to lớn. Đúng như đánh giá của
Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Không có Thanh-Nghệ-Tĩnh, không có chiến thắng Điện Biên
Phủ”.
Đội Quân xe thồ phục vụ hầu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh TL)
Theo
nhiều nguồn tài liệu, đặc biệt là cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh
Chương” thực hiện chỉ đạo của cấp trên
với khẩu hiệu: “tất cả cho tiền tuyến”, “tất cả để chiến thắng” trong chiến
cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ “toàn huyện đã huy động 11
034 dân công và thanh niên xung phong…Tính riêng 6 tháng đầu năm 1954 hơn 820
thanh niên đã xung phong lên đường nhập ngũ…Toàn dân đã ra sức tăng gia sản
xuất, tiết kiệm ăn độn nhiều ngô khoai dành phần lúa gạo tốt để chi viện cho
chiến trường” (Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Chương 1930-1975, trang 202).
Trong
kí ức ông Trần Bính (đã mất) ở xã Thanh Long vẫn vẹn nguyên khoảnh khắc người
đồng đội cùng tiểu đội là anh hùng Phan Đình Giót (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ngã
xuống trước lô cốt của kẻ thù trong trận diệt cứ điểm Him Lam vào tháng 3/1954.
“Ngày ấy, sự hi sinh của anh Giót và các anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn…đã
tạo nên động lực tinh thần mạnh mẽ cho toàn quân”, ông Bính từng nhớ lại. Ông
Bính cũng cho biết cùng đợt nhập ngũ với ông ở Thanh Chương, chỉ tiêu khám tuyển
chỉ 100 người nhưng có tới 600 người dự
tuyển
Sau chiến thắng quân và dân huyện Thanh Chương đã được Chính
phủ tặng thưởng Huân chương chiến thắng
hạng 3, xã Minh Tiến được tặng thưởng Huân
chương chiến thắng và cờ danh dự
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong số 15 cán bộ, chiến sỹ được tuyên dương Anh
hùng LLVTND trong chiến dịch Điện Biên Phủ thì Nghệ An vinh dự có 3 người.
Trong đó có ông Đặng Đình Hồ (xã Phong Thịnh) đã “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
chỉ huy bộ đội mở cửa đánh vào đồi C, nổi tiếng với lối đánh thọc sâu chia cắt,
nhanh như sóc, mạnh như hổ”.
Sau
chiến thắng, không ít người dân xứ Nghệ đã chọn Điện Biên là quê hương thứ hai
của mình. Cộng đồng người xứ Nghệ tại Điên Biên hiện nay gồm nhiều thế hệ.
Trong đó thế hệ đầu tiên là những cựu chiến binh, thương binh, cựu TNXP tham
gia chiến dịch Điện Biên. Cộng đồng người xứ Nghệ nói chung và Thanh Chương nói
riêng ngày một trở nên đông đảo. Theo một thống kê chưa đây đủ chỉ riêng ở
Thành phố Điện Biên vào năm 2024 có khoảng trên 600 người. Trong đó nhiều người
là cán bộ lãnh đạo quản lý, doanh nhân, trí thức. Cộng đồng người xứ Nghệ vẫn
phát huy truyền thống yêu nước, hiếu học, luôn hướng về cội nguồn, quê hương
với tình cảm yêu mến, tự hào.
Tiếp
nối chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, dân tộc ta đã viết tiếp bản anh hùng ca
chói lọi trong thời đại Hồ Chí Minh, lập nên những chiến công hiển hách: Chiến
thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972; chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, cả nước đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Anh hùng LLVT Đặng Đình Hồ (xã Phong Thịnh)- một trong 15 người được tuyên dương Anh hùng sau chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh TL)
Phát
huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, trải qua gần 40 năm đổi mới, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử, góp phần làm cho “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế
và uy tín quốc tế như ngày nay” như lời cố Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã từng nhận định.
Tuy
nhiên, trước những biến động nhanh chóng, khó dự báo của tình hình thế giới và
khu vực, đòi hỏi chúng ta tiếp tục phát huy những bài học lịch sử quý báu từ
chiến thắng Điện Biên Phủ trong điều kiện mới. Đó là bài
học về giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Là bài học về phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới. Bài học về tinh thần
độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời
đại.
71
năm đã trôi qua, đa số những người làm nên chiến thắng ngày ấy đã xanh rờn dưới
cỏ nhưng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào, là nguồn sức
mạnh tinh thần to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức phấn đấu
thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội
đảng các cấp, đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Kỷ niệm 71 năm chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ, chúng ta càng thêm tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang
vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; tự hào về dân tộc Việt Nam và Quân đội
nhân dân Việt Nam anh hùng.
Trần Đình Hà.
.