ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Sâm Thổ Hào loại cây dược liệu cho thu nhập cao.
Lượt xem: 1287

Sâm Thổ Hào loại cây dược liệu cho thu nhập cao.

Sâm Thổ Hào là loại cây trồng được danh tướng, tiến sĩ Phạm Kinh Vỹ di thực về trồng trên quê hương, từ gần 300 năm trước. Trước đây sâm được trồng tại các xã Thanh Giang, Thanh Hà, Thanh Mai, Thanh Tùng. Sâm Thổ Hào là cây dược liệu quý hiếm của một vùng đất từng bị mai một mới được khôi phục lại và bước đầu đã cho thu nhập cao

Thanh Hà là một trong những xã miền núi của huyện Thanh Chương, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2021, khi có dự án của Sở Khoa Học và Công Nghệ  phối hợp với Hợp Tác Xã Tân Hưng Thịnh và Hội Nông dân huyện Thanh Chương trồng  khảo nghiệm phục tráng lại giống Sâm Thổ Hào với quy mô 3 ha, bước đầu có 10 hộ tham gia. Sau 9 tháng trồng thí điểm, năng suất đạt bình quân 3,5 - 4 tấn/ha với giá bán từ 200.000 - 250.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí mỗi ha cho thu lãi gần 200 triệu đồng. Nhận thấy, đây là cây trồng dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, ít phải đầu tư phân bón, hiệu quả cao hơn gấp nhiều lần so với nhiều loại cây trồng khác. Sau khi kết thúc dự án, nhiều bà con đã tự  đầu tư  mở rộng diện tích trồng Sâm Thổ Hào. Hiện nay trên địa bàn toàn xã, bà con đang trồng hơn 2 ha Sâm Thổ Hào. Trong đó, chủ yếu tập trung ở hai xóm 1 và 4. Những người trồng nhiều nhất là ông Hoàng kiểm và Lâm Văn Hạnh.

Anh-tin-bai

Củ Sâm Thổ Hào có tính hàn, tác dụng tốt cho việc bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, chống căng thẳng, dễ ngủ. Có thể dùng để làm thực phẩm, chế biến thành thực phẩm chức năng như viên sâm, bột sâm làm đẹp và làm dược liệu như các vị thuốc dùng cho hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, bổ phế, bổ âm…Trước đây, Sâm Thổ Hào được bà con trồng khá phổ biến nhưng theo thời gian loại Sâm này đã bị khai thác cạn kiệt và rơi vào lãng quên ngay trên vùng đất nó được sinh ra.

Anh-tin-bai

Lần trong sách cũ nhận thấy Sách Thanh Chương huyện chí của Bùi Dương Lịch viết: Đất Thổ Hào hợp với cây nhân sâm, mọi nhà đều trồng, lá sâm màu lục, hoa màu hồng tươi đầy rực lên, tranh rất đẹp. Trong rễ có lỗ rỗng. Vào mùa Xuân gieo hạt, cuối năm thu củ rễ, hấp chín, phơi khô làm thuốc bổ. Công dụng đúng như đã nêu trong “Bản thảo cương mục”, có mùi tương tự như gộc rau má, vị ngọt ấm. Có thể giải say rượu. Người yếu gầy, uống rất tốt. Nhà ai trồng được đỡ nghèo. Đất gieo trồng không cần màu mỡ lắm (Thanh Chương huyện chí, Bùi Dương Lịch, Nxb Nghệ An, 2004).

Anh-tin-bai

Sách Địa dư Nghệ An, xuất bản 1933 của Đào Đăng Huy viết: “Ở làng Thổ Hào, tổng Bích Hào, huyện Thanh Chương có trồng một thứ sâm gọi là Hào sâm. Nhưng xét ra thứ này không gọi là sâm như các thứ sâm khác hay dùng để làm thuốc. Nó chỉ là một loài củ giống như sâm mà người Tàu gọi là tê-nê, cho nên không được quý lắm. Tục truyền rằng thứ Hào sâm này do ông Phạm Kinh Vỹ hồi xưa đem giống về trồng ở Thổ Hào. Là một dược liệu quý, lại không kén đất, có khả năng thích nghi với nhiều thổ nhưỡng khác nhau, quy trình trồng chăm sóc cũng không quá phức tạp, sâm Thổ Hào không chỉ là một sản vật quý, mà đang có cơ hội trở thành một sản phẩm hàng hóa có tiềm năng thương mại cao.

Anh-tin-bai

                                  Các chuyên gia kỹ thuật và người dân kiểm tra kết quả trồng Sâm Thổ Hào

Việc phục tráng lại giống Sâm Thổ Hào không chỉ giúp bảo tồn và phát triển một giống cây dược liệu quý ở địa phương. Đồng thời còn góp phần giúp bà con xã Thanh Hà chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao năng suất và giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.

                                                                     Trần Đình Hà

 
12345678910...
Tin tức
  • Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số QG
1