ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Thị trấn Thanh Chương: hành trình đến đô thị văn minh. Bài 1: Từ một miền truông động hoang sơ.
Lượt xem: 80

Cách đây 40 năm ngày 27/10/1984, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 141/HĐBT: thành lập thị trấn Thanh Chương”. 40 năm năm qua các thế hệ cán bộ, nhân dân Thị trấn đã và đang biến một vùng đất bụi bờ truông động thành trung tâm kinh tế chính trị xã hội của huyện, được công nhận là đô thị văn minh. Thị trấn đang tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động kỷ niệm 40 năm thành lập. Chúng tôi xi giới thiệu quá trình phát triển trưởng thành qua syri bài viết: Thị trấn Thanh Chương: hành trình đến đô thị văn minh.

Theo thần tích, gia phả các đền thờ, các dòng họ trong vùng cách đây đã hàng trăm năm đây là nơi giáp ranh của các lang thuộc các xã Thanh Ngọc, Thanh Đồng và Thanh Luân. Dùng nổi tiếng với nhiều truông động, lau lách đường sá khó đi. Người ta biết đến Dùng hoang hoải, qua câu hát khắc khoải, nặng nhọc, của câu ca phường vải: “Khi mô cho đến Truông Dùng/ Cho qua Truông Rạng, cho cùng Truông Si”.

Sau này, người ta biết đến Dùng bởi đồi Dùng là nơi các nhà khảo cổ học đã khai quật được những hiện vật của người Việt cổ, thuộc nền văn hóa Sơn Vi, sống cách đây khoảng 2,5 vạn năm.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc tiến lên xây dwngj CNXH, nhận thức được vị trí trung tâm quan trọng củ Dùng từ những năm 1960 Huyện ủy – UBND  đã quyết điinhj chọn Dùng làm huyện lỵ nơi ddawthj trụ sở các cơ quan cấp huyện. Dần dần xây dựng một số nhà máy, cơ sở hậu cần thương nghiệp như nhà máy đường, kho lương thực, thực phẩm, trường cấp 3…

Mới ở giai đoạn ban đầu nhưng ngày 19/3/1965, đế quốc Mỹ điên cuồng ném bom, tàn phá cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một huyện miền núi trung du, 28 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương. Quân và dân ta đã kiên cường anh Dũng chống trả và nhanh chóng sơ tán các cơ quan đơn vị, kho tàng

Sau các cuộc chiến tranh phá hoại các cơ quan đơn vị lại về đây vừa khôi phục các vết thương chiến tranh vừa kiến thiết xây dựng để hình thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện nhưng cũng phải sau 9 năm ngày đất nước thống nhất cả nước cùng tiến lên kỷ nguyên độc lập tự do, CNXH theo  Quyết định số 141/HĐBT Thị Trấn Thanh Chương mới được thành lập với một quy mô rất nhỏ: “Tách 64 ha đất của xã Đồng Văn, 92 ha đất của xã Thanh Ngọc, 124 ha đất của xã Thanh Đồng để thành lập thị trấn Thanh Chương”. Là trung tâm một huyện lớn nhưng ban đầu chỉ vẻn vẹn 280 ha, 1.255 hộ với 5.054 nhân khẩu. Cư dân chỉ tập trung vùng trung tâm và các cơ quan hành chính với giới hạn “thượng cây đa, hạ bệnh viện”,…

Là “thị dân” nhưng cả một thời gian dài, ngoài số cán bộ, công chức các cơ quan thì người dân không khác mấy với các xóm, xã - vẫn gắn với ruộng vườn và buôn bán nhỏ, chật vật trăm bề.

Cũng vì vậy mà dù đã có thị trấn nhưng về quan hệ kinh tế, xã hội thì người dân Cát Ngạn, Xuân Lâm ở hai đầu huyện lại chủ yếu giao lưu, gắn kết với Đô Lương, Vinh, Nam Đàn. Đời sống Nhân dân vô cùng khó khăn. Mọi hoạt động chỉ xoay quanh cơm, áo, gạo, tiền. Đường sá hư hỏng nghiêm trọng. Quốc lộ 15 B là trục đường chính của huyện, lổm nhổm những ổ gà, ổ voi, nắng thì bụi đỏ, mưa thì bùn lầy, chưa có một mét xi măng, đường nhựa, chưa có nhà tầng, nhà nghỉ. Nhiều cuộc họp huyên, họp tỉnh, phải mượn nhà dân để nghỉ tạm qua đêm. Thiếu quy hoạch từ đầu, thị trấn chênh vênh, ngổn ngang, manh mún, chắp vá,... Chưa có trụ sở. Đảng ủy, Chính quyền, các đoàn thể phải mượn một số nhà dân rồi nhờ các cơ quan, xí nghiệp để làm việc. 

Cả thị trấn chỉ có một trạm biến thế, điện phập phù, lại phải cắt vào giờ cao điểm để ưu tiên cho các trung tâm kinh tế. Về đêm, thị trấn trầm mặc, lặng chìm trong bóng tối,…

(còn nữa)

                                                                            Trần Đình Hà

Tin tức
  • Đất và Người Thanh Chương
1