Điểm sáng tiên phong của Tổ Đề án 06 – Góp phần thành công trong chuyển đổi số ở Thanh Chương
Ngay từ khi Chính phủ ban hành Đề án 06, Lãnh đạo huyện Thanh Chương đã nhận ra rằng đây không chỉ là một nhiệm vụ quản lý hành chính mà còn là cơ hội quý giá để đưa huyện tiến sâu hơn vào quá trình chuyển đổi số. Để biến tầm nhìn thành hành động, Tổ công tác Đề án 06/CP của huyện đã được thành lập, quy tụ các thành viên chủ chốt từ nhiều cơ quan ban ngành, với Công an huyện làm lực lượng nòng cốt.
Với
chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, cùng sự phối hợp chặt chẽ các ban ngành,
đoàn thể, đến nay, toàn bộ 38 xã và 234 thôn, xóm đã triển khai thực hiện đồng
bộ Đề án 06. Hàng loạt kế hoạch cụ thể, rõ ràng đã được triển khai, đảm bảo mọi
công việc được phân chia "rõ người, rõ việc" giúp quá trình triển
khai diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Thượng tá Trịnh Thanh
Long - Phó Trưởng Công an huyện thay mặt Tổ công tác Đề án 06/CP huyện Thanh Chương báo cáo kết quả 2 năm thực
hiện Đề án 06 tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện kế hoạch Chuyển đổi số ở
Thanh Chương
Thành
công của Đề án 06 tại Thanh Chương không thể nhắc đến sự đóng góp của Công an
huyện. Với tinh thần trách nhiệm cao, Công an huyện tiên phong trong công việc
truyền tải thông tin đến từng người dân, từng hộ gia đình. Các chiến dịch tuyên
truyền được phát triển mạnh mẽ và đa dạng, từ hệ thống phát thanh truyền thông
đến các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo. Đặc biệt, trang Facebook của
Công an huyện và các Đoàn Thanh niên Công an xã đã thu hút hàng ngàn tương tác,
bình luận và chia sẻ, đưa thông tin về định điện tử và dịch vụ trực tuyến đến
gần hơn với dân. Không chỉ tuyên truyền, Công an huyện mà còn hướng dẫn trực
tiếp, hỗ trợ người cài đặt ứng dụng định danh điện tử VNeID hỗ trợ, sử dụng các
tiện ích của Cổng Dịch vụ công quốc gia. Nhờ đó, nhận thức về định danh điện tử
và dịch vụ trực tuyến trong dân cư đã được nâng lên đáng kể.
Một
trong những thành tựu nổi bật mà Tổ công tác Đề án 06/CP huyện Thanh Chương đã
đạt được chính là việc thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt. Các
lĩnh vực giáo dục, y tế và chính sách xã hội đều đã chuyển sang hình thức thanh
toán điện tử, mang lại lợi ích và minh bạch cho cả nhân dân và cơ quan chức
năng. Điển hình là 100% các trường học trên địa bàn huyện đã áp dụng hình thức
thu học phí qua tài khoản ngân hàng, giúp phụ huynh không cần phải mang tiền
mặt đến trường. Các đối tượng chính sách sinh xã hội, người hưởng lương hưu,
bảo trợ xã hội cũng đã được vận động mở tài khoản ngân hàng để nhận hỗ trợ,
nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong công tác chi trả. Hơn nữa, trong lĩnh
vực y tế, các bệnh viện và nhà thuốc tại Thanh Chương đã ứng dụng mã QR cho
việc thanh toán, giúp bệnh nhân thanh toán nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời
giảm thiểu rủi ro và công sức trong các cuộc giao dịch.
Công
tác làm sạch và bổ sung dữ liệu dân cư là một trong những nhiệm vụ của Đề án
06, và Tổ công tác đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này. Hàng loạt dữ liệu từ
các nguồn như bảo hiểm xã hội, điện, thuế, và đất đai đã được kiểm soát, đối
chiếu và cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Điều này không
chỉ giúp nâng cao chất lượng quản lý hành động chính mà còn tạo ra một nền tảng
cơ sở dữ liệu vững chắc cho việc phát triển các dịch vụ công việc trong tương
lai. Tổ công tác cũng đã tiến hành làm sạch dữ liệu và cấp hộ chiếu cho gần
200.000 người dân, đảm bảo tính chính xác và đồng bộ giữa các nguồn dữ liệu.
Đây là bằng chứng rõ ràng cho việc tận dụng sức mạnh của công nghệ để cải thiện
chất lượng dịch vụ y tế và hành chính tại địa phương.
Dù
đạt được nhiều thành công đáng kể, việc điều hành triển khai Đề án 06 tại Thanh
Chương không phải là không có khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất chính
là trình độ sử dụng công nghệ thông tin không đồng đều giữa các nhóm người dân,
giữa các khu dân cư, đặc biệt là người cao tuổi và người dân ở các vùng sâu, vùng
xa. Hạ tầng công nghệ thông tin còn thiếu đồng bộ cũng gây ra những khó khăn
trong công việc và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, Tổ Công
tác đã đáp ứng được việc đưa ra các giải pháp thiết thực: Đào tạo cán bộ công chức, nâng cấp cơ sở hạ
tầng và tăng cường phối hợp lý giữa các ngành là những giải pháp quan trọng
giúp Thanh Chương giải quyết khó khăn và tiếp tục tiến về phía trước.
Một buổi làm việc của
Tổ Đề án 06 xã Thanh Hương hỗ trợ người dân lập tài khoản cho người hưởng lương
hưu
Thành công của Tổ Đề án 06 tại Thanh Chương
không chỉ là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ từ phía chính quyền địa
phương mà còn là minh chứng cho sức mạnh của sự hợp tác và đồng lòng của người
dân. Thanh Chương trở thành điểm sáng trong chuyển đổi số của tỉnh Nghệ An. Nhìn
lại đường đã qua, có thể thấy rằng Đề án 06 không chỉ là nhiệm vụ hiện đại hóa
hệ thống hành chính mà còn là nền tảng giúp Thanh Chương bước vào một kỷ nguyên
mới – kỷ nguyên của công dân số và xã hội số toàn diện. Với những thành tựu đã
đạt được, Thanh Chương hứa hẹn sẽ tiếp tục bứt phá, đạt được nhiều thành tựu
trong hành trình chuyển đổi số quốc gia./.
Tác giả: Phan Đình Thanh