ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Thanh Chương: Đạt kết quả cao trong công tác chuyển đổi số.
Lượt xem: 217
 Để nâng cao hiệu quả của công tác chuyển dổi số, ngày 10/10/2022 UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 174 về chuyển đổi số trên địa bàn huyện Thanh Chương đến năm 2025. Qua 2 năm triển khai thực hiện, nhờ làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nên công tác chuyển đổi trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực.

Về phát triển hạ tầng phục vụ chuyển đổi số: Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) tại cơ quan/đơn vị được chú trọng. Số máy tính trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức: 934 chiếc. Trong đó: Máy tính để bàn 407 chiếc,  Máy tính xách tay 527 chiếc. Số lượng máy in tại cơ quan/đơn vị 725 cái. Số lượng máy quét (máy Scan) tại cơ quan/đơn vị 74 cái. Có 173 đường truyền Internet tốc độ cao (Cáp quang FTTH) tại cơ quan/đơn vị.Về hạ tầng cung cấp dịch vụ Viễn thông, Internet tại địa phương: Số trạm phát sóng mạng thông tin di động (BTS) 285 trạm. Số hộ gia đình trên địa bàn sử dụng Internet cáp quang 29.659 hộ. Tăng 2019 hộ so với năm 2023. Trong đó: Cáp quang của VNPT 15.829 hộ, Cáp quang của Viettel 13800 hộ, .189/189 doanh nghiệp có kết nối Internet cáp quang.  191/191 đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn đã kết nối Internet cáp quang.  Tổng số người dân từ 15 tuổi trở lên có sử dụng điện thoại thông minh 140.487/195.100 người. Tỷ lệ: 72%. Có thể nói sau 2 năm thực hiện công tác chuyển đổi số, đến nay hạ tầng phục vụ cho công tác chuyển đổi số đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Ông Lưu Trung Hiếu - Giám đốc VNPT Thanh Chương khẳng định:Hiện nay cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác chuyển đổi số của đơn vị đã đáp ứng các nhu cầu CĐS  cho người dân trên địa bàn với hơn 100 trạm BTS 3G-4G, các thiết bị truy nhập như L2sip có 44 trạm với hớn 1100 Pọt, OLT có hơn 44 trạm với trên 37000 cổng Pọt,

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Các cơ quan, đơn vị đều trang bị đầy đủ máy tính, hệ thống wifi, máy in, máy Scan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Bên cạnh hà tầng số phục vụ công tác chuyển đổi số thì công tác phát triển Chính quyền số cũng được các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đẩy mạnh.Trong năm 2023 UBND huyện ban hành nhiều văn bản về tăng cường sử dụng dịch vụ công trong giải quyết TTHC; hiện nay tất cả cán bộ, công chức đã có tài khoản, đã được tập huấn đầy đủ về dịch vụ công. Hàng tháng đều tổng hợp kết quả thực hiện của các phòng, ngành các địa phương báo cáo tại kỳ họp thường kỳ của UBND huyện, đồng thời kịp thời phê bình, nhắc nhở các đơn vị thực hiện chưa tốt, để hồ sơ trễ hẹn nhiều. Việc tập huấn sử dụng dịch vụ công trực tuyến được chú trọng: trong thời gian qua UBND huyện đã mở 10 lớp tập huấn với sự tham gia của gần 970 người là cán bộ công chức, viên chức và thành viên tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn huyện. Thực hiện Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/09/2022 của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử; UBND huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo các xã tuyên truyền, hướng dẫn người dân từ ngày 15/6/2024 chuyển đổi từ tài khoản dịch vụ công quốc gia sang tài khoản định danh điện tử VneID để đăng nhập Dịch vụ công. Trong giai đoạn (10/10/2022 - 30/9/2024) từ khi triển khai thực hiện Kế hoạch 174/KH-UBND toàn huyện đã tiếp nhận và giải quyết 79.829 hồ sơ qua dịch vụ công; hiện nay tất cả các lĩnh vực có phát sinh phí, lệ phí đều được triển khai thanh toán trực tuyến; tỷ lệ thanh toán trực tuyến huyện Thanh Chương đạt 29,88%; trong đó năm 2024 đạt tỷ lệ 65,74%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đạt 65,3%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đạt 80,2%; tỷ lệ số hóa hồ sơ đạt 49,6%, trong đó năm 2024 đạt 96,95%.Nhờ thực hiện tốt công tác chỉ đạo, đôn đốc theo dõi việc thực hiện tỷ lệ đồng bộ hồ sơ qua dịch vụ công, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến, tỷ lệ thanh toán trực tuyến, mức độ hài lòng của người dân đối với với việc giải quyết các thủ tục hành chính. Tổng Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công đến tháng 9 đứng thứ 6 toàn tỉnh.

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành: Các cơ quan, đơn vị đều sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành Vnpt Ioffice: Tổng số văn bản đến tiếp nhận, xử lý trên hệ thống 368.221; số văn bản phát hành có ký số phát hành 109181, tỷ lệ ký số 97,7%.Việc triển khai Trang Thông tin thông tin điện tử của đơn vị được quan tâm: Trang Web Cổng TTĐT huyện từ khi thành lập đến nay hoạt động rất hiệu quả đáp ứng nhu cầu truy cập thông tin của nhiều đối tượng. Ngoài  trang Web của huyện, các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn lập trang web riêng với nội dung phong phú và cập nhật đầy đủ tin tức các văn bản để cơ sở theo dõi, thực hiện. Đối với trang thông tin điện tử của các xã: tổng số bài viết đã đăng tải trên Trang thông tin điện tử: 1.209 bài. Số bài viết tuyên truyền về dịch vụ công, chuyển đổi số: 106 bài. UBND huyện đã ban hành văn bản số số 973 ngày 03 tháng 05 năm 2024 về việc chỉ đạo triển khai thác ứng dụng Zalo OA để triển khai các hoạt động thông tin cơ sở; hiện tại 38/38 xã, thị trấn đã hoàn thành thực hiện việc đăng ký tài khoản và đang chờ Cục thông tin duyệt để đi vào quá trình chạy thử.

Anh-tin-bai

Tổ Truyền thông thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp kỳ họp HĐND huyện 6 tháng đầu năm 2024.

Về thực hiện chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ trên Hệ thống báo cáo chính phủ, Hệ thống báo cáo của tỉnh: Đến nay UBND huyện đã triển khai thực hiện tốt 6 loại báo cáo định kỳ Hệ thống báo cáo Nghệ An và 01 Báo cáo trên Hệ thống báo cáo Chính phủ, UBND Huyện đã cấp và sử dụng tài khoản Hộp thư điện tử công vụ để trao đổi thông tin. Thực hiện công văn số 377 ngày 13 tháng 12 năm 2023 của Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh về việc thông báo thay đổi tên tài khoản thư điện tử công vụ và dừng hệ thống thư điện tử cũ chuyển sang hệ thông mới do VNPT cung cấp dịch vụ; hiện tại có 728 tài khoản đã được cấp cho cán bộ, công chức trên toàn huyện. Việc vận hành và sử dụng Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến ngày càng được nâng cao đến năm 2021 hệ thống trực tuyến đã triển tại trên toàn huyện có 42 điểm cầu trực tuyến từ huyện – xã, thị trấn. Việc triển khai sử dụng các phần mềm quản lý chuyên ngành tại đơn vị, tại cơ quan được thực hiện hiệu quả. UBND huyện đã triển khai sử dụng các phần mềm chuyên ngành như: Misa, khiếu tại tố cáo, quản lý cán bộ, quản lý người có công, quản lý hộ tịch, quản lý tài sản công,...Tại các đơn vị sự nghiệp, UBND các xã, thị trấn đang triển khai sử dụng phần mềm quản lý cán bộ, phần mềm Misa, phần mềm quản hộ tịch.Ông Nguyễn Thanh Nga - Chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện Thanh Chương cho biết:Hiện tại cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyển đổi số từ huyện đến cơ sở đã được đầu tư và đảm bảo, đặc biệt là hạ tầng phục vụ CĐS. Cơ sở vật chất được tăng cường đảm bảo đủ rộng, thoáng và sạch sẽ. Các kỳ họp HĐND đều được triển khai bằng họp số, tổ chức truyền hình thực tiếp trên các trang mạng xã hội…Nhờ làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo nên công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một số lĩnh vực đứng top đầu và được tỉnh đánh giá cao.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Các kỳ họp HĐND huyện đều được triển khai bằng phòng họp số, mỗi đại biểu HĐND huyện đều được trang bị 1 máy tính bàng.

Về phát triển nguồn nhân lực: Hàng năm huyện Thanh Chương đều tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức CNTT cho đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn. Số người hoàn thành khóa học Chuyển đổi số cho lãnh đạo UBND các xã, thị trấn trên nền tảng Onetouch 85 người. Số cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành khóa bồi dưỡng, tập huấn online về ATTT trên trang hỗ trợ đào tạo của Đề án 06/CP cho thành viên mạng lưới ATTT trên địa bàn 190 người. Tham gia tập huấn trên nền tảng OneTouch của Bộ TT&TT với gần 3.500 lượt người tham gia.Tổ chức Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã và tổ công nghệ số công đồng với số lượng tham gia 1639 người. Số cán bộ công chức, viên chức có chứng chỉ ứng dụng CNTT theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản trở lên theo quy định tại Thông tư số 03 ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp 747/757, đạt tỷ lệ 99%. Hiện nay, 7/7 trường THPT, 73/73 trường Tiểu học, THCS trên địa bàn huyện đều tổ chức giảng dạy tin học.

Về phát triển kinh tế số: Số lượng người dân không dùng tiền mắt thanh toán ngày càng nhiều.Công dân 15 tuổi lên đã có tài khoản giao dịch tại Ngân hàng 122.965 người. Số cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn chỉ trả lương qua tài khoản 203/203. 13/34 sản phẩmsản phẩm Ocop được đăng bán trên các sàn thương mại điện tử, 100% doanh nghiệp trên địa bàn có ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh, Số hộ đã được triển khai cấp mã số vùng trồng trong lĩnh vực trồng trọt cho các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn là 13 hộ.

Về phát triển xã hội số: Số người dân thuộc đối tượng chính sách hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn đã được đã cấp sim điện thoại miễn phí sử dụng Internet theo chương trình viễn thông công ích VNPT: 2304 người. Số đối tượng là Người có công và Bảo trợ được cấp tài tài khoản ngân hàng để chi trả tiền trợ cấp hàng tháng qua ATM 7.023 đối tượng; trong đó đã thực hiện chi trả 2.670 đối tượng. Số nhân viên điểm phục vụ được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ sử dụng hệ thống giải quyết thủ tục hành chính để hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến là 76 người. Từ những kết quả đạt được, năm 2022 huyện Thanh Chương được UBND tỉnh xếp hạng Chỉ số CĐS DTI đạt 819,9 điểm xếp thứ 2 toàn tỉnh.

Hiện nay, để góp phần thực hiện công tác chuyển đổi số, BHXH huyện đã và đang phối hợp với Ngân hàng Agribank Thanh Chương tuyên truyền, vận động nhân dân mở tài khoản để chi trả tiền lương hưu hàng tháng. Việc trả lương qua tài khoản cá nhân là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm giúp người hưởng lương hưu có thể được lĩnh lương hưu một cách an toàn, đảm bảo chính xác, không cần ủy quyền lĩnh hộ nếu vắng mặt. Đặc biệt là có thể nhận lương hưu ở mọi lúc, mọi nơi thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng (ATM). Ông Nguyễn Văn Thi ở Khối 3A Thị Trấn Thanh Chương cho biết: Việc chi trả lương hưu qua tài khoản là rất thuận lợi cho người dân. Đặc biệt là bảo vệ an toàn tiền lương hưu, cần lúc nào là rút lúc đó, không sợ rơi rớt.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Các Ngân hàng trên địa bàn hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm chuyển tiền qua trên điện thoại thông minh.

So với hình thức nhận tiền trực tiếp thì nhận tiền qua tài khoản ngân hàng, thẻ ATM mang lại nhiều ưu điểm và thuận lợi cho người dân cũng như cơ quan bảo hiểm xã hội đó là giảm lượng giao dịch bằng tiền mặt theo đúng chủ trương của Chính phủ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản vẫn chưa đáp ứng số lượng chỉ tiêu bởi những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện. Đó là là đa số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đều ở độ tuổi cao, các cụ quen với việc sử dụng tiền mặt và chưa hiểu kĩ càng về tiện ích của tiêu dùng không tiền mặt. Đặc biệt người già không sử dụng thành thạo điện thoại thông minh nên thường ngại khi sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh đó, số lượng máy ATM trên địa bàn huyện chưa nhiều nên việc giao dịch ngân hàng cũng hạn chế, nhân dân phải đi rút tiền xa. Chính vì thế để khuyến khích người dân nhận lương hưu và trợ cấp BHXH, BHTN qua tài khoản thẻ ATM, cơ quan BHXH đã triển khai rất nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ và khuyến khích các đối tượng được chi trả thực hiện chủ trương chi trả lương hưu qua tài khoản cá nhân như phối hợp với Ngân hàng về tận từng địa phương để hướng dẫn nhân dân làm thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng. Đồng thời hỗ trợ chi phí mở tài khoản cá nhân lần đầu và chi phí chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của người hưởng. Ông Nguyễn Xuân Cường - Giám đốc BHXH huyện Thanh Chương nói: Nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp nên tỷ lệ người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH, BHTN của huyện Thanh Chương từ vị trí cuối cùng của tỉnh đến nay Thanh Chương đã đứng thứ 3 toàn tỉnh với trên 7500 đối tượng hưởng lương hưu thực hiện chi trả tiền lương qua thẻ ATM.

Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, toàn diện, mang tính đột phá, đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Thời gian tới với phương châm lấy doanh nghiệp, người dân là trung tâm, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số, UBND huyện Thanh Chương sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ, thiết thực để công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện đi vào thực chất, hiệu quả, không dàn trải, tránh lãng phí nguồn lực. Ông Trình Văn Nhã – Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương khẳng định: Thời gian tới các cấp các ngành, các địa phương, đơn vị cần làm tốt công tác tuyên truyền về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng đến tận mỗi cán bộ đảng viên và nhân dân. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, tập trung triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp thực hiện với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và nâng cao hơn nữa hoạt động tổ công nghệ cộng đồng để đẩy nhanh công tác chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế xã hội huyện nhà phát triển

Từ những kết quả đã đạt được, sự chủ động, linh hoạt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bằng các giải pháp thiết thực và hiệu quả, tin rằng thời gian tới công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả cao hơn nữa, góp phần thúc đẩy KTXH huyện nhà phát triển.

 

                                 Lan Anh - Trung tâm VH,TT&TT huyện Thanh Chương.

Tin tức
  • Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số QG
1