ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Ngày 30/7: bảo vệ trẻ em và người yếu thế khỏi nạn buôn bán người.
Lượt xem: 761

Mua bán người hiện là một vấn đề cấp bách toàn cầu, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Mua bán người được Liên hợp quốc xác định là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất, được đưa vào Chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu. Từ năm 2013, ngày 30/7 hằng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày thế giới phòng, chống mua bán người. Ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg, lấy ngày 30/7 là Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người.

Chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người năm nay là “Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người”. Tổng Thư ký Liên hợp quốc tuyên bố: “Buôn người là một tội ác khủng khiếp nhằm vào những người dễ bị tổn thương trong xã hội. Chúng ta cần tập trung bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, đó là trẻ em”.

Anh-tin-bai

Theo một số tài liệu trẻ em chiếm 1/3 số nạn nhân của buôn người, cũng như phải đối mặt với tình trạng lạm dụng kinh hoàng, như bị ép buộc lao động, bị bán làm cô dâu, phải đi lính hay buộc phải tham gia các hoạt động phạm pháp.

Là địa bàn đang phát triển, có hệ thống Pháp luật đầy đủ nhưng ở Việt Nam nói chung và huyện Thanh Chương nói riêng ở đây đó vẫn có tình trang buôn bán người, bóc lột sức lao động của trẻ em và phụ nữ, nhất là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Để phòng ngừa, đấu tranh với những loại tội phạm này, trước hết mọi người cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động. Luôn cảnh giác, đề phòng người lạ hoặc cả người thân đi làm ăn xa trở về hứa hẹn tìm việc hoặc rủ hợp tác làm ăn. Cảnh giác với những lời hứa hẹn, dụ dỗ tìm việc làm có thu nhập cao trong các nhà máy, cửa hàng, quán bar, giúp việc trong nước, nước ngoài hoặc lấy chồng nước ngoài giàu có. Từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là từ người lạ mới quen biết. Tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm, mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của những người bạn đi cùng mình như thế nào. Trước khi đi hãy tham khảo ý kiến mọi người và thông báo, nhắn gửi cho gia đình, người thân biết bạn sẽ đi đâu, đi với ai trước khi quyết định đi xa. Thường xuyên tìm hiểu để nâng cao trình độ văn hóa, pháp luật, kỹ năng tự bảo vệ, có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp cho người thân khỏi bị mua, bán. Quan trọng luôn nhớ địa chỉ và số điện thoại tin cậy, có thể là của chính quyền, cơ quan, tổ chức, người thân,... để có thể liên hệ giúp đỡ khi cần thiết. Đồng thời, tuyên truyền cho những người thân trong gia đình, bạn bè biết và cảnh giác với tội phạm buôn bán người.

Khi phát hiện hành vi buôn bán người hãy thông báo cho cơ quan pháp luật, tổ chức chính quyền nơi gần nhất. Dù nhỏ tuổi hay đã trưởng thành bạn đều được hưởng quyền công dân, quyền con người, do vậy nếu bạn bị chính người thân trong gia đình gả bán, hãy liên lạc với công an, chính quyền, hội Phụ nữ hoặc các tổ chức xã hội khác để được giúp đỡ.

 Tích cực phòng chống nạn mua, bán người, mỗi người dân hãy cùng đoàn kết, hành động vì sự an toàn của mỗi người, mỗi gia đình, vì tương lai tốt đẹp của toàn xã hội.

                                                                                       Trần Đình Hà

Tin tức
  • Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số QG
1