ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Nhận diện và phòng tránh lừa đảo qua mạng.
Lượt xem: 122

Mạng xã hội hiện nay đã không còn xa lạ đối với tất cả mọi người, mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Bên cạnh những lợi ích không thể thiếu mà mạng xã hội mang lại thì đây cũng trở thành nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hình thức lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo.

1. Lừa đảo qua mạng là gì?

 Lừa đảo qua mạng được hiểu là các đối tượng xấu lợi dụng các trang mạng xã hội để cung cấp thông tin sai sự thật, nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, lấy cắp thông tin của người dùng và sử dụng các thông tin đó vào mục đích trái pháp luật, gây thiệt hại cho người dùng cho nên mọi người cần cảnh giác để tránh bị thiệt hại.

Thủ đoạn của chúng là sử dụng số điện thoại lạ gọi đến cho người dân, xưng là cán bộ công an, tòa án, y tế... nơi bà con cư trú, để hướng dẫn cài đặt tài khoản định danh điện tử mức 2,3 hoặc cài dịch vụ công hoặc thông báo thông tin trên dữ liệu cá nhân bị sai lệch… đề nghị hướng dẫn để chỉnh sửa. Sau đó, chúng đề nghị kết nối zalo… để hướng dẫn…nếu thực hiện theo hướng dẫn của chúng, chúng ta sẽ mất hết thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng,…

     

Anh-tin-bai

                                                 Câu chuyện của một người bị lừa.

2. Tổng hợp các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến nhất

Lừa đảo làm nhiệm vụ đơn hàng trên shopee, lazada, ticktok

     Lợi dụng hình thức mua hàng rồi đánh giá nhằm tăng lượng tương tác cho các gian hàng trên sàn thương mại điện tử, các nhóm phạm tội đã lợi dụng hình thức này để đi nhắn tin, gọi điện hoặc quảng cáo giới thiệu về việc làm thêm tại nhà bằng cách mua hàng trên các gian hàng, rồi thanh toán mục đích để tăng tương tác cho gian hàng và mỗi lần hoàn thành bạn sẽ nhận được hoa hồng tùy theo phần %, tuy nhiên với những đơn hàng nhỏ thì sau khi bạn mua hàng và chuyển khoản cho bên bán hàng thì bạn sẽ nhận lại ngay tiền mua hàng và tiền hoa hồng, nhưng với những đơn hàng lớn thì có thể bạn sẽ không nhận lại được tiền nữa. Vì vậy bạn cần phải tìm hiểu kỹ xem đơn vị tuyển dụng mình là để làm việc thật hay lừa đảo. 

 

Lừa đảo mua combo du lịch giá rẻ

     Đây là hình thức lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền bạc, thông tin cá nhân qua việc bẫy mua dịch vụ du lịch giá rẻ.

     Các đối tượng lừa đảo thường nhắm tới những cá nhân có khả năng tài chính và đưa ra các combo du lịch với giá ưu đãi, nhiều quyền lợi hấp dẫn và yêu cầu người mua combo du lịch phải cung cấp thông tin, đặt cọc trước một khoản tiền để được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên sau khi chuyển tiền thì các đối tượng lừa đảo mọi thông tin liên lạc với người mua. Khi đó người mua mới phát hiện ra mình bị lừa.

 

Lừa đảo thông qua cuộc gọi deepfake, deepvoice

     Các đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra video hoặc hình ảnh giả, sao chép chân dung nhằm tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến như chuyển khoản, vay tiền.

 

Lừa đảo giả mạo biên lai chuyển tiền thành công

     Hình thức lừa đảo này hiện đang được biến tướng theo nhiều hình thức khác nhau như:

  • Các đối tượng lừa nạn nhân mua hàng số lượng lớn trên mạng xã hội, làm giả biên lai chuyển khoản thành công bằng phần mềm photoshop và nhận hàng từ người bán hàng mà không phải trả tiền;
  • Các đối tượng lừa đảo giả danh người mua hàng nhưng hiện đang ở nước ngoài nên nhờ người thân tại Việt Nam nhận hàng. Sau đó chuyển khoản cho người bán hàng. Khi chuyển khoản cho người bán hàng, các đối tượng sẽ gửi cho người bán một đường link qua tin nhắn và yêu cầu người bán hàng bấm vào đường link đó và làm theo hướng dẫn để xác nhận tiền. Nhưng khi làm theo hướng dẫn của các đối tượng này thì lại bị lấy hết tiền trong tài khoản ngân hàng;
  • Không chỉ xuất hiện trên mạng mà hình thức này còn diễn ra trên thực tế, nhiều đối tượng đi mua hàng trực tiếp tại cửa hàng nhưng lại làm giả biên lai chuyển khoản tiền và nhận hàng. 

Giả danh nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu

     Các đối tượng lừa đảo gọi điện thoại thông báo người thân đang cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền để làm thủ tục nhập viện, làm thủ tục phẫu thuật…

     Do tình thế cấp bách, không có thời gian để xác minh thông tin nên nhiều người đã chuyển tiền cho các đối tượng này.

 

Lừa đảo qua hình thức tuyển người mẫu nhí trên mạng xã hội

     Các đối tượng này lợi dụng mang xã hội để tiếp cận, dụ dỗ các bậc phụ huynh có con trẻ đăng ký ứng tuyển người mẫu nhí. Và để đăng ký thành công thì phải đóng rất nhiều các loại phí khác nhau.

 

Lừa đảo qua hình thức thông báo khóa sim vì chưa chuẩn hóa thuê bao

     Các đối tượng gọi điện thoại thông báo khóa dịch vụ viễn thông do nạn nhân chưa đăng ký thông tin chính chủ với nhà mạng. Sau khi nạn nhân làm theo hướng dẫn thì sẽ bị các đối tượng này đánh cắp thông tin cá nhân. Tiếp đó các đối tượng này sẽ sử dụng thông tin cá nhân của người bị hại vào các mục đích trái pháp luật.

 

Lừa đảo giả danh công ty tài chính, ngân hàng cho vay tiền

     Các đối tượng cung cấp các ứng dụng (app), đường link cho vay tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, không cần tài sản thế chấp, không gọi điện cho người thân để thẩm định.

     Sau khi cung cấp thông tin và thực hiện theo yêu cầu, người bị hại sẽ được duyệt khoản vay và giải ngân tiền về ví trên app hoặc trên đường link. Đến khi thao tác để rút tiền về tài khoản ngân hàng thì báo lỗi, sai thông tin, phải chuyển tiền để chỉnh sửa thông tin, sau đó tiếp tục chuyền tiền để đóng bảo hiểm, chuyển tiền để chứng minh khả năng trả nợ… và từ đó bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền này.

 

Lừa đảo qua hình thức cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen

     Các đối tượng gài bẫy quảng cáo, ứng dụng cho vay. Người bị hại sau khhi cài đặt ứng dụng và cấp quyền cho ứng dụng truy cập điện thoại sẽ bị các đối tượng chiếm đoạt thông tin cá nhân hoặc truy cập vào ứng dụng ngân hàng để chiếm đoạt tiền.

 

Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp để lừa đảo

     Các đối tượng lừa đảo tạo trang web của các cơ quan, doanh nghiệp. Người dùng khai báo thông tin trên trang web giả sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân và sử dụng thông tin cá nhân vào mục đích vi phạm pháp luật.

 

Giả mạo SMS Brandname (tin nhắn của các cơ quan, tổ chức đã đăng ký với nhà mạng) để phát tán tin nhắn giả mạo

     Các đối tượng sử dụng trạm phát song BTS giả mạo để gửi hàng loạt tin nhắn lừa đảo tới người dùng. Khi nạn nhân làm theo hướng dẫn trong tin nhắn sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản….

Mới đây  có trường hợp có người bị lừa mất 76 triệu đồng, liền ngay sau đó có một người liên hệ tự xưng là luật sư, sau khi tươngtacs nói rằng mình có thể lấy lại số tiền này nhưng phải nộp phí 50 triệu đồng. Sau khi cơ quan chức năng điều tra mới biết cả 2 đối tượng đều cùng một nhóm…nên có thể nói là bọn lừa đảo rất tinh vị…

Anh-tin-bai

Làm sao để tránh bị lừa đảo

Mạng xã hội được ví như “con dao hai lưỡi” nên nếu người dùng sử dụng đúng cách thì mạng xã hội sẽ phát huy được tối đa giá trị như phục vụ cho công việc hay các nhu cầu mua sắm, giải trí… Ngược lại, nếu lơ là, mất cảnh giác thì có thể biến mình trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo qua mạng.

     Do đó, khi sử dụng mạng xã hội, để không trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo qua mạng, người dùng cần tuyệt đối lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Không đăng nhập vào đường link lạ;
  • Không cung cấp mã OTP cho người khác biết;
  • Không chuyển bất cứ khoản tiền nào để làm thủ tục vay tiền hoặc chứng minh tài chính;
  • Không chuyển bất cứ khoản tiền nào để mua đơn hàng, làm nhiệm vụ theo yêu cầu của đối tượng;
  • Không cung cấp bất cứ nội dung gì liên quan đến thông tin cá nhân hoặc thông tin tài khoản ngân hàng                                                                                                                                                                  Trần Đình Hà (tổng hợp)
Tin tức
  • Đất và Người Thanh Chương
1