ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Quy định mới nhất về xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Lượt xem: 12224

Ngoài xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông, nhiều hành vi liên quan tới rượu bia khác bị nghiêm cấm.

Ngày 27.6/ 2024, tại kỳ họp 7 khóa XV, với 388/450 đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (có hiệu lực kể từ 1.1.2025). Trong đó có nội dung cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia lái xe.

Anh-tin-baiQuốc hội thông qua luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ ngày 27/8/ 2024. (ảnh Tư liệu)

 Cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Theo quy định tại điều 9 luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, một trong những hành vi bị nghiêm cấm là điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều này có nghĩa, nồng độ cồn bị cấm tuyệt đối khi tài xế điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, không phân biệt loại phương tiện.

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ôtô

 

Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã quy định rõ 3 mức phạt đối với người điều khiển ôtô vi phạm nồng độ cồn như sau:

- Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

- Phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, tài xế ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất lên tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm.

Anh-tin-bai
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy

Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã quy định rõ 3 mức phạt đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn như sau:

- Phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng đối nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

- Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, tài xế xe máy vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất lên tới 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm.

 

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.

Khi phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cứu ban đầu người bị tai nạn; đồng thời có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất, thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn, chất ma túy hoặc các chất kích thích khác trong máu của người điều khiển phương tiện.

Ngoài hành vi này, 11 hành vi khác theo quy định tại Điều 5 cũng bị nghiêm cấm.

Cụ thể là các hành vi:

Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

                                                                 Trần Đình Hà (Tổng hợp)

Tin tức
  • Đất và Người Thanh Chương
1