Phát huy hiệu quả hoạt động “Điểm giao dịch xã” tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, cùng với việc phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể nhận ủy thác, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thanh Chương luôn duy trì hiệu quả hoạt động giao dịch tại các xã, thị trấn (gọi tắt là Điểm giao dịch xã).
Qua đó, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp
cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí và
tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương.
Một số
hình ảnh NHCSXH huyện Thanh Chương thực hiện giải ngân, thu lãi, huy động tiết
kiệm tại điểm giao dịch
Để hộ
nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận dễ dàng, thuận tiện với nguồn vốn và
các dịch vụ do NHCSXH cung cấp. NHCSXH huyện thành lập 38/38 điểm giao dịch tại
các xã, thị trấn, giao dịch vào các ngày cố định trong tháng. Hầu hết các
nghiệp vụ được giải quyết tại Điểm giao dịch xã góp phần giảm bớt chi phí đi
lại cho khách hàng.
NHCSXH
công khai chính sách tín dụng ưu đãi, thủ tục giải quyết công việc, số liệu
hoạt động tại trụ sở UBND cấp xã để các cấp, các ngành, chính quyền địa phương
và người dân tham gia giám sát đảm bảo công khai, minh bạch.
NHCSXH
huyện luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ không ngừng củng cố, nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng tại Điểm giao dịch xã, hoạt động của NHCSXH luôn
được NHCSXH cấp trên, các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác và Ban đại
diện hội đồng quản trị NHCSXH các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Với tinh thần “phục vụ tại nhà, giải ngân tại xã", NHCSXH
luôn đồng hành sát cánh, mang nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo
và các đối tượng chính sách khác.
Nhờ tổ
chức tốt các phiên giao dịch tại các Điểm giao dịch xã. Thời gian qua chất lượng
hoạt động tín dụng chính sách cấp xã, chất lượng hoạt động ủy thác tại NHCSXH
huyện được nâng lên rõ rệt. Tổng dư nợ tín dụng chính sách đến ngày 31/12/2024
đạt 978.207 triệu đồng (tăng 52.684 triệu đồng so với đầu năm) với 14.695 khách
hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách, thuộc 400 tổ TK&VV tại 235
thôn của 38 xã, thị trấn vay vốn (nay đã sáp nhập còn 29 xã,thị trấn với 29
điểm giao dịch xã).
Hoạt động của Điểm giao dịch xã được cấp ủy, chính quyền
địa phương đánh giá cao và được nhân dân đồng tình, ủng hộ, bởi mô hình vừa tạo
thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng tiếp cận dịch vụ, thông tin về tín dụng
chính sách xã hội, tiết giảm chi phí, thời gian đi lại, vừa đảm bảo hoạt động
tín dụng chính sách xã hội dân chủ, công khai, minh bạch, đồng thời tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương đối với hoạt động tín
dụng chính sách tại địa bàn.
Mô
hình Điểm giao dịch tại xã của NHCSXH là cầu nối giúp hộ gia đình thuộc đối
tượng chính sách có điều kiện tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, đem đồng vốn ưu
đãi đến tay người dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và cũng là một trong
những nguồn lực đóng góp vào sự thành công của chương trình mục tiêu quốc gia,
giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao.
Nguồn tin: NHCSXH huyện