ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
PHỤ NỮ THANH ĐỨC: MÔ HÌNH KINH TẾ GIỎI TỪ NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG CSXH
Lượt xem: 1456

Đến thăm mô hình kinh tế vườn ao chuồng (VAC) của vợ chồng chị Nguyễn Thị Tâm, anh Lê Duy Thịnh xóm Đức Thành. Chúng tôi được biết trước đây nguồn thu nhập của cả nhà ông chủ yếu dựa vào năm, ba sào ruộng cấy lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn, túng bấn. Hơn 2 năm qua nhờ có sự động viên khích lệ của chính quyền, đoàn thể địa phương, anh chị đã mạnh dạn dùng toàn bộ 70 triệu đồng vay được của NHCSXH phát triển mô hình chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp trên diện tích đất 30 ha.

Những năm qua nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, vợ chồng chị Tâm anh Thịnh xóm Đức Thành đã có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, chăn nuôi theo mô hình VAC. Với nhu cầu nguồn vốn để mở rộng diện tích trang trại của gia đình. Chị Nguyễn Thị Tâm – là hội viên Hội phụ nữ xóm Đức Thành, được Hội phụ nữ xã Thanh Đức giúp đỡ cho chồng chị là Lê Duy Thịnh chủ hộ đứng tên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện với số tiền 70 triệu đồng. Cùng với nguồn vốn của gia đình và vốn vay của Ngân hàng, gia đình chị Tâm đã đầu tư, xây dựng và mở rộng mô hình trang trại VAC (thả cá, chăn nuôi trâu bò,lợn, gà, trồng keo) với tổng diện tích 30 ha. Hiện nay, mô hình trang trại của gia đình chị Tâm có nuôi 2 con trâu, 150 con lợn rừng + 50 con lợn sinh sản, 20 ha keo, 500 con gà, dưới ao nuôi các loại cá thương phẩm…Chị Nguyễn Thị Tâm cho biết: Nhờ có nguồn vốn vay của Ngân hành chính sách Xã hội huyện, đến nay trang trại của gia đình chị cho thu nhập khoảng trên 500 triệu đồng/năm, kinh tế gia đình từng bước ổn định.

Anh-tin-bai

Đàn dê của gia đình chị Nguyễn Thị Tâm, anh Lê Duy Thịnh xóm Đức Thành

Nhớ lại thời gian đầu khi bắt tay xây dựng trang trại gặp không ít khó khăn, nhưng với quyết tâm suy nghĩ phải tính toán sao đây, phải làm cách gì dây để thoát nghèo, anh chị đã vượt lên tất cả. Chị Tâm cho biết: Đúng vào dịp địa phương có chủ trương tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và NHCSXH huyện triển khai thực hiện chương trình tín dụng dành cho hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, tôi đã bàn bạc với chống thống nhất với các thành viên trong gia đình tận dụng toàn bộ đất vườn tạp, ruộng trũng trồng lúa và dùng tất cả tiền nong từ vốn vay ưu đãi của Nhà nước và nguồn tiết kiệm của gia đình để cải tạo quy hoạch lại trang trại thành mô hình kinh tế tổng hợp VAC, gồm trâu bò, lợn, gà, cá trắm cỏ, chuồng trại kiên cố.  Với ý tưởng mới mẻ, táo bạo đó, lại được chính quyền, đoàn thể thôn xã, NHCSXH huyện cùng mọi người thân tín ủng hộ, vợ chồng thêm phấn chấn bắt tay vào thực hiện kế hoạch, vừa vay vốn ưu đãi là mua hẳn 2 con trâu và trồng thêm 7 ha keo nâng tổng diện tích keo lên 20 ha.

Dẫn chúng tôi thăm vùng quanh trang trại VAC, anh Thịnh hồ hởi: "Ngay sau khi vay được vốn ưu đãi và chuyển đổi đất để xây dựng trang trại VAC, tôi liền mua giống cây, giống con tốt để trồng trọt, chăn nuôi kịp vào chính vụ, tích cực tìm hiểu thông tin trên đài, báo, chủ động tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, khuyến nông, khuyến ngư do các cấp, các đoàn thể tổ chức để tiếp thu, ứng dụng vào sản xuất. Ví như, để đàn vật nuôi sinh trưởng tốt, sau mỗi lứa bán gà,cá, tôi đều bơm nước vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, phun thuốc khử trùng quanh khu vực trang trại, ao chuồng chống dịch bệnh, đồng thời chú trọng kỹ càng khâu lựa chọn đầu vào của cây, con giống vì đây là yếu tố quyết định đến năng suất, hiệu quả trong trồng trọt chăn nuôi cũng là bảo tồn công sức, tiền vốn của gia đình".

Gia đình chị Tâm anh Thịnh đang trở thành tấm gương sáng vượt khó, làm giàu được mọi người dân quanh vùng học tập, làm theo. 

                                                     Hội LHPN xã Thanh Đức

 
12345678910...
Tin tức
  • Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số QG
1