Trong những năm qua, nhiều hộ gia đình trên cả nước đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH). Ông Vi Văn Phê (Bản Thanh Dương, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) là một điển hình về tinh thần vượt khó, sáng tạo trong sản xuất và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để phát triển kinh tế.
Trước đây, gia đình ông Phê thuộc diện hộ cận
nghèo của xã Tái định cư Thanh Sơn, huyện Thanh Chương. Cuộc sống ban đầu khi
di dời về vùng quê mới, gia đình ông quanh năm chỉ dựa vào ít đất của dự án tái
định cư chia, thu nhập bấp bênh, trong khi các con đang tuổi ăn học. Năm 2017,
nhờ sự giới thiệu của Hội Nông dân xã, ông tiếp cận nguồn vốn vay 50 triệu đồng
từ NHCSXH theo chương trình hỗ trợ hộ cận nghèo. Với số tiền này, ông đầu tư mua
2 con bò về nuôi sinh sản.
Ông Vi Văn Phê
rất vui mừng khi đàn bò của mình lớn nhanh như thổi.
Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm, ông
Phê gặp không ít khó khăn. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, ông tích cực tham
gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò lai sinh sản do Hội Nông dân tổ chức
và tìm hiểu thêm kinh nghiệm từ các mô hình đi trước. Nhờ vậy, sau 1 năm, đàn
bò của ông cho sinh sản, đến năm 2019 nhờ tiền bán bớt bò và vay thêm 100 triệu
đồng nữa từ NH CSXH, gia đình ông bắt đầu đầu tư trồng chè công nghiệp khi có dự
án của cấp trên tuyên truyền, nhận thấy đây là cơ hội, cộng thêm sự chịu khó,
siêng năng chăm chỉ của cả 2 vợ chồng 1000m2 chè đã được ông vun trồng chăm
sóc, phát triển rất tốt. Đến năm 2021, Khi
có nguồn thu ổn định, Ông tiếp tục đầu tư thêm 10.000m2 chè công nghiệp, xác định
đây là 1 trong những nguồn thu cố định của gia đình.
Vợ chồng ông Vi Văn Phê chăm sóc vườn chè của gia đình
Ông Vi Văn Phê cho biết:
“Tổng diện tích chè của gia đình hiện tại là 12.000m2, đã cho thu hoạch đều đặn,
trung bình thu được 6 tấn chè mỗi vụ mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi
năm. Ngoài ra, gia đình tôi còn có 3 con bò,
4 con lợn mạ, 9 con lợn thịt, thời điểm nhiều nhất 30 con, hơn 1 ha rừng keo lấy gỗ và từ hộ gia đình cận
nghèo nau đã vươn lên thoát nghèo. Quá trình đó, gia đình tôi được sự quan tâm
của Tổ chức hội, cán bộ tổ TK&VV động viên, quan tâm tạo điều kiện cũng như
kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay đồng thời chia sẻ kinh nghiệm về
chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Đến nay, sau thời gian dài bỏ vốn liếng và công sức
chăm sóc vun trồng, vườn chè của gia đình tôi đã cho thu hoạch ổn định, mỗi năm
xuất bán thêm 2 lứa lợn, cộng thêm nuôi bò sinh sản thu về xấp xỉ 250 triệu đồng/năm.
Cán bộ Hội nông dân xã và tổ trưởng tổ
TK&VV tại gia trại ông Phê
Như vậy, nhờ nguồn vốn vay ban đầu, gia đình
đã có nguồn thu nhập ổn định, có tiền tích lũy thêm và sửa sang lại nhà cửa
khang trang hơn, mua thêm nhiều đồ dùng và máy móc nông cụ phục vụ sản xuất và
sinh hoạt gia đình.
Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông
Phê còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm với bà con trong xã về kỹ thuật chăm sóc
chè công nghiệp, chăn nuôi lợn thịt, bò lai sinh sản…. Nhờ đó, nhiều hộ gia
đình trong vùng cũng học hỏi và áp dụng mô hình hiệu quả.
Nguồn tin: Hội Nông dân huyện