Cha Phan Nhân
Tường là ông Phan Nhân Trung, mẹ là Nguyễn Thị The một người phụ nữ đức độ, đảm
đang. Khi mới sinh Phan Nhân Tường khôi ngô tuấn tú, tướng mạo khác thường nên
được người cha chọn đặt tên là Nhân Tường, có nghĩa là lòng thương người. Tường
là hạt giống tốt truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau. Từ nhỏ ông là một
cậu bé hiếu thảo chăm học nên đã nổi tiếng thông minh. Năm 1543 Phan Nhân Tường
đậu Hương Cống. Trong khi vừa luyện thi để thi Hội thì ông đảm nhiệm chức xã
trưởng xã Hoàng Xá, cùng nhân dân khai khẩn đất hoang, xây dựng nên một làng
quê trù phù.
Đền Thẩm hỉnh nơi thờ Tiến Sỹ Phan Nhân Tường.
Là
một xã trưởng được học hành, nên ông đã thấu hiểu hoàn cảnh của quê hương đất
nước. Ông đã bàn bạc với quan chức địa phương tập hợp dân chúng khai hoang phát
triển sản xuất. Với vùng thung lũng ven sông, có nhiều phù sa màu mỡ, nên ông
đã huy động dân đắp bờ ngăn lạch, trồng lúa, ngô, chăn nuôi gà vịt. Một thời
gian, Phan Nhân Tường đã lãnh đạo nhân dân khai khẩn được hàng trăm mẫu
ruộng như Đồng Nậy, Đồng Giáng, Đồng Lùng, Đồng Trăn, Kẻ Chẻo, Đông Vực cày cấy
được hai vụ mùa xanh tốt. Đồng thời ông cho lập làng mới như làng Kẻ Bạch, Bên
ao, Kẻ Xá, Bạch Xá nay là xã Thanh Hà, Thanh Giang, Thanh Tùng.
Tại đền thờ còn lưu giữ 28 sắc phong của các triều đại phong kiến ghi công Tiến sỹ Phan Nhân Tường.
Phan
Nhân Tường sống trong hoàn cảnh lịch sử đất nước có nhiều biến động. Cuộc nội
chiến Nam - Bắc triều diễn ra hơn 60 năm. Là người thông minh có trình
độ, Phan Nhân Tường nuôi trong mình chí lớn muốn đem tài trí ra giúp nước. Đậu
tiến sĩ năm 32 tuổi, Phan Nhân Tường ra làm quan giúp vua Lê, diệt Mạc, nhà Vua
thấy Phan Nhân Tường là người thông thái, công minh, chính trực, liền giao cho
chức Giám Sát Ngự Sử.
Với
bản tính cẩn trọng, khôn khéo, ông điều tra, xét hỏi các vụ việc liên quan đến
bộ máy nhà nước phong kiến. Với ông “có tề gia, mới trị quốc”. Bọn nịnh thần
quan lại tham nhũng, ức hiếp dân lành phải đem ra xử trảm làm gương, trả lại
cuộc sống thanh bình cho trăm họ. Là một người chính trực, cùng các tướng sĩ
đánh giặc ở nhiều nơi, Phan Nhân Tường được quân sĩ kính trọng, vua quan tin
cậy. Trải qua các đời vua từ Lê Trang Tông đến Lê Thế Tông, ông đều tận tụy hết
lòng, những mong đem thái bình cho đất nước, chấm dứt cảnh nồi da nấu thịt để
nhân dân yên bề làm ăn.
Phan
Nhân Tường luôn sát cánh cùng Tấn Quận Công, Nguyễn Cảnh Hoan và những người
bạn đồng hương Thanh Chương như Nguyễn Duy Hiền (Hoa Ổ) lập được nhiều chiến
công “Phan Nhân Tường đã cùng Nguyễn Cảnh Kiên (con trai Nguyễn Cảnh Hoan) tiến
công bắt được Nguyễn Quyện ở Cầu Dền Hà”.. (Nguyễn Quyện là danh
tướng nhà Mạc từng lập kế bắt được Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan). Trong trận
quyết chiến này Phan Nhân Tường đã anh dũng hy sinh ngày 02/9/1576, để lại lòng
thương tiếc cho tướng sĩ và nhân dân.
Cuộc
đời và sự nghiệp của ông được lưu truyền trong nhân dân, tiếng thơm còn vang
mãi. Từ một con người thông minh, học giỏi, ông đã cùng dân làng khai hoang tạo
dựng quê hương rồi đỗ đạt trong cảnh loạn ly. Ông làm quan 30 năm dưới 4 triều
vua, một lòng vì nước vì dân. Lúc sống là một chân tướng có tài, thác trở thành
phúc thần cho dân cho nước. Con người và sự nghiệp của ông đã được nhân dân tôn
vinh lên thành huyền thoại. Phan Nhân Tường được phong: Chân tướng hữu tài. Nhà
nước phong kiến cho lập đền thờ để sớm chiều con cháu dâng hương tưởng niệm.
Đền thờ này có tên gọi là Đền Thẩm Hình có 3 tòa: hạ, trung, thượng điện, tọa
lạc bên hói Nậy. Hàng năm cứ đến ngày 02/9 hàng năm ngày giỗ của Phan
Nhân Tường, dân làng dòng họ và nhân dân khắp nơi làm lễ truyền thống, tưởng
nhớ công ơn của người đã làm nên một huyền thoại. Khói hương nghi ngút dâng lên
mãi tầng xanh, lòng tưởng niệm khôn nguôi. Nhà thờ còn lưu giữ 28 sắc phong của
vua Lê. Phan Nhân Tường còn được ghi vào gia phả và bia đá cùng 24 vị tiến sĩ
khác cùng đậu khoa Bính Ngọ. Đặc biệt Ông được rước vào thờ ở đình hàng Tổng
(đình Võ Liệt), xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương. Với nhiều giá trị to lớn, đền
Thẩm Hình đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa. Bộ sắc phong cùng với
những hiện vật cổ của đền đang được Ban quản lý đền gìn giữ, bảo vệ cẩn thận.
Hiện ở
Phường Đội Cung Thành phố Vinh và Thị trấn Thanh Chương có đường mang tên ông,
Đây là hành động tưởng nhớ của đảng, nhà nước và nhân dân với một danh nhân có
công với quê hương, đất nước,
Trần Đình Hà