ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia: nhà thờ họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Lương
Lượt xem: 2,151

Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ nằm giữa trung tâm làng Tú Viên, tổng Xuân Lâm (nay là xã Thanh Lương). Nhà thờ được xây dựng từ năm 1600 đến nay đã gần 400 năm. 

Nhà thờ thờ cụ tiên tổ Nguyễn Sỹ Tích quê ở làng Thọ Hạc- Huyện Đông Sơn- tỉnh Thanh Hóa  đã vào mảnh đất Hoan Châu để khai lập cơ nghiệp từ thế kỷ 16. Đây là nơi thờ tự của một dòng Họ vọng tộc nhiều đời. Phần lớn là những người trong Họ đều được học hành, có tinh thần yêu nước và có tấm lòng tiết thảo, thương dân. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, con cháu dòng Họ Nguyễn Sỹ có nhiều người làm nên sự nghiệp lớn và qua các ký thi cử nhiều người đỗ đạt cao. Trong đó, Nguyễn Sỹ Ấn đã giúp Nguyễn Sinh Sắc là thân sinh Hồ Chủ tịch ổn định gia đình để học hành, thi đậu Phó bảng khoa Tân Sửu 1901. Sau khi đậu đạt, tại nhà thờ Họ, Nguyễn Sinh Sắc cùng 2 con trai: Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung đã múc nước trong bể cạn để trước sân nhà Thượng Đường rửa tay rồi vào thắp hương và cung tiến nhà thờ Nguyễn Sỹ bức hoành phi – câu đối tạ ơn thầy:

-         Hoành phi: “Thi thư Trạch

Nghĩa là truyền thống học hành và thi cử.

-         Câu đối: “Lưu Tú Viên bối công đức thụ

                          Hồi Xuân Lâm tưởng Tử Tôn chi.

Tạm dịch:

Đến làng Tú Viên thấy công đức tổ thật to lớn

Rời Tổng Xuân Lâm chúc dòng Họ phồn thịnh

Cuộc  viếng thăm luận đàm của bậc cha chú đã có ảnh hưởng không ít đến tư tưởng yêu nước của Bác Hồ thủa niên thiếu.

Anh-tin-bai

                                       Bút tích câu đối của Phó bảng Nguyễn Sinh sắc tại nhà thờ họ Nguyễn Sỹ

Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ cũng gắn với cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Sỹ Sách – một chiến sĩ kiên cường bất khuất thuộc thế hệ tiền bối đầu tiên của đảng.

Tháng 9 năm 1930, tại nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Tiềm (tức Quảng), Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An và đại diện Huyện ủy, Tổng ủy Xuân Lâm tiến hành hội nghị thành lập ra chi bộ Đảng. Sau khi chi bộ Đảng ra đời thì các tổ chức quần chúng như: Nông hội đỏ, Phụ nữ giải phóng, Tự vệ đỏ, Thanh niên, Hội ái hữu tương tế cũng lần lượt được thành lập. Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ là địa điểm hoạt động của Huyện ủy và tổng Xuân Lâm từ tháng 9 năm 1930 đến tháng 1-1931 để chỉ đạo phong trào Xô Viết ở vùng hạ huyện Thanh Chương. Đây cũng là nơi Học chữ quốc ngữ trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh

Trong thời kỳ Tiền khởi ngĩa và sau Cách mạng Tháng Tám 1945 cho đến nay nhà thờ Nguyễn Sỹ là nơi diễn ra nhiều hoạt động của Quân khu 4, của tỉnh, huyện và địa phương

Anh-tin-bai

                                            Nơi thờ nhà Cách mạng tiền bối Nguyễn Sỹ Sách tại nhà thờ. 

Hiện tại khu di tích có diện tích 580m2, gồm 2 nhà: Nhà Thượng Đường và Hạ Đường, theo hướng Nam. Mặc đf được xây dựng trên 4000 năm nhưng hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vât, đồ tế khí cổ như: Gia phả Họ Nguyễn Sỹ viết từ năm 1869 đến năm 1906 bằng chữ hán do vụ Phó Bảng Nguyễn Sỹ Ấn viết lời tựa và sưu tầm, 1 chiêng đồng, 2 trống Họ, 1 mũ của danh tướng “Trung công tiết chế” Nguyễn Sỹ Xung, 1 kiệu đòn rồng, 1 ống gỗ sơn son thếp vàng đựng 5 đạo sắc, 5 bức đại tự, hoành phi, cuốn thư. Trong đó có bức trướng của cụ Phan Bội Châu và cụ Nguyễn Sinh Sắc tặng nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ và tạ ơn thầy Cứ Lạng, thầy Phó bảng Ấn. 3 cặp câu đối, trong đó có 1 câu đối của cụ Nguyễn Sinh Sắc tặng nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ để tạ ơn thầy Phó bảng Nguyễn Sỹ Ấn. 1 tú khảm đựng 18 mục chủ, 3 long ngai. 5 án thư (còn gọi là hương án) 1 bộ phả. 5 mâm chè, 4 mâm cỗ bồng. 2 đạo, 2 kiếm, 2 thẻ bài, 2 chuỳ. 6 cọc sáp, 2 lọ hoa, 5 lư hương gỗ, 1 lư hương bằng sứ, 5 be rượu sứ hoa, 30 chiến sứ hoa. Nhiều hiện vật liên quan đến hoạt động của Đảng trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh: 1 yên hư – 1 bộ phản – nơi các đồng chí cấp trên về làm việc. 1 tú khảm, 1 tráp gỗ, ống đựng sắc cất giấu tài liệu của Đảng. Mâm chè, cọc đèn sáp thắp sáng để họp và in ấn tài liệu của Đảng. Sưu tập vũ khí đi biểu tình của quần chúng nhân dân xã Thanh Lương – huyện Thanh Chương. Một số hiện vật hiện đang lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh như: Trống, chiêng, mõ, tù và, gậy gộc, giáo mác, tài liệu, truyền đơn, báo chí nói về phong trào đấu tranh của nhân dân xã Thanh Lương

Từ trước đến nay, Đảng bộ và nhân dân địa phương, đặc biệt là con cháu họ Nguyễn Sỹ luôn luôn ý thức được giá trị lịch sử nên nhà thờ luôn được chăm sóc bảo vệ an toàn.

Anh-tin-bai

                                            Bằng công nhận di tích lịch sử Quốc gia nhà thờ họ Nguyễn Sỹ.

ới các giá trị lịch sử nghệ thuật Nhà thờ dòng họ Nguyễn Sỹ đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là văn hóa, thể thao, du lịch) công nhận là di tịch lịch sử văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 985- QĐ/ VH ngày 07/05/1997 . Là di tích thứ 7 trên địa bàn huyện Thanh Chương được đón nhận vinh dự này. Tên nhà Cách mạng tiền bối Nguyễn Sỹ Sách cũng đã được đặt tên cho một tuyến đường chính ở Thành phố Vinh, ở Thị trấn Thanh Chương và một số địa phương khác. Một số nhà trường cũng đã vinh dự được mang tên Nguyễn Sỹ Sách.

Phát huy truyền thống ông cha, các thế hệ con cháu dòng họ đa số đều thành đạt. Nhiều người trở thành nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nhân có tên tuổi. Con cháu dòng họ cũng đã và đang tích cực góp phần xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp

                                                               Trần Đình Hà.

 

Tin tức
  • Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số QG
1 
EMC Đã kết nối EMC