ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: nguồn gốc, ý nghĩa.
Lượt xem: 473

Ngày 28/6/2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 55 CT/TW năm 2000 nhằm đảm bảo cho thế hệ trẻ Việt Nam được phát triển toàn diện, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu được những tinh hoa của thế giới, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng ngừa, khắc phục những tác động tiêu cực mới đối với trẻ em

Một trong các nhiệm vụ cần phải thực hiện theo Chỉ thị 55 CT/ TW năm 2000 là hàng năm phải tổ chức "Ngày gia đình" trong tháng hành động vì trẻ em (từ 15-5 đến 30-6), nhằm thúc đẩy phong trào toàn xã hội xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc, nuôi dạy con tốt.

Đến ngày 4/5/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 72 /2001 QĐ//TT năm 2001, lấy ngày 28/6 hàng năm làm "Ngày Gia đình Việt Nam".

 

Việc tổ chức Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm có ý nghĩa ra sao?

Tại Điều 2 Quyết định 72 /2001 QĐ//TT năm 2001 năm 2001 có nêu như sau:

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo quy định trên thì gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em.

Việc nhà nước tổ chức Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm là nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc". Từ đó tạo ra một gia đình chuẩn mực, nơi mà trẻ em sẽ được đảm bảo về sức khoẻ, học tập, đời sống văn hoá tinh thần cho sự phát triển sau này.

Để phát động phong trào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc thì nhà nước cần truyền thông vận động xã hội những nội dung gì?

Anh-tin-bai

Theo Điều 3 Thông tư 07/2001/ TT-BVCSTE để phát động phong trào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc thì nhà nước cần truyền thông vận động xã hội những nội dung sau:

- Tuyên truyền sâu rộng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về gia đình bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức diễn đàn, biểu dương, khen thưởng;

Tổ chức các cuộc gặp mặt những gia đình có thành tích trong việc chăm sóc người già, nuôi dạy con tốt, giữ gìn thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam; tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, nghe nói chuyện chuyên đề về xây dựng gia đình, giúp gia đình xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn...

- Phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực đạo đức, pháp lý trong cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, gắn với cam kết, quy ước của gia đình và các thành viên trong gia đình.

- Hướng dẫn kỹ năng, phương pháp phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con tốt; giải quyết các bất hoà trong gia đình và cộng đồng, ngăn chặn hành vi bạo lực, thiếu văn hoá, nhất là với người già, phụ nữ và trẻ em;

- Biên tập, xây dựng tài liệu tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của từng địa phương, đồng thời phổ biến các tài liệu về luật pháp, chính sách có liên quan đến gia đình cho cơ sở và gia đình.

Để thực hiện tốt các hoạt động nhân ngày GĐVN năm nay rất cần sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và mỗi người dân.

Gia đình là số một.

Trần Đình Hà

   

Tin tức
  • Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số QG
1