08/08/2024
Tiến sỹ Văn Thụy hầu Chu Dy Hiến `
Lượt xem: 373
Cùng với họ Nguyễn Sỹ và Nguyễn Duy, dòng họ Chu cũng đến vùng đất Kẻ Trằm ( nay là xã Thanh Lương- Thanh Chương) từ khá sớm. Và dòng họ này cũng đã sinh ra những bậc danh nhân, công thần của đất nước. Người đầu tiên là Tiến sỹ Nghĩa quận công Chu Tất Thắng, đỗ đại khoa lúc mới 18 tuổi, văn võ song toàn và lập được nhiều chiến công dưới triều Hậu Lê. Tiếp đến là Tiến sỹ Bút xuyên hầu Chu Quang Trứ, từng giữ chức Hộ bộ tả thị lang, kiêm Giám sát ngự sử và được triều Hậu Lê phong Bút xuyên hầu. Tiến sỹ Văn Thụy hầu Chu Dy Hiến, một vị quan văn võ toàn tài, thanh liêm và yêu thương dân hết mực.
Chu Dy Hiến sinh năm
1555 chưa rõ năm mất. Thân sinh là Kinh nghĩa hầu Chu Văn Thiểm, đặc tiến phụ
quốc thượng tướng quân, mẹ là bà Nguyễn Thị Phân, Kinh nghĩa hầu Chánh phu nhân.
Ông đậu tiến sỹ khoa kỷ sửu 1589. Làm quan đến Giám sát ngự sử Đề hình thập tam
đạo, gia tặng hữu thị lang. Tước Văn Thụy hầu. Văm Vĩnh Tộ 1 (1619) Chu Phụng
Đức con ông lập đại công lớn được phong tước Quận công. Là thân phụ ông được
thăng từ tước tử lên tước hầu. Tới năm Đức Long 1 (1629) xét ông là người có
học vấn cao và có công chấn hưng đạo nho, mở mang nền văn học đương thời vua Lê
Thần tông đã gia phong ông chức hữu Thị Lang.
Theo văn bia Cầu Rào
Gang ghi: người được giao khởi công chủ trì việc làm cầu, (một công trình rất
quan trọng của cả vùng) vào năm Hoằng Định thứ nhất (1601) là Kinh Nghĩa Hầu
Chu Văn Thiểm, thân sinh Chu Dy Hiến. Nối tiếp thân phụ sau này Chu Dy Hiến được
cho là người đã nhiều lần dùng tài sản, bổng lộc cùng con cháu sửa chữa nâng
cấp cầu qua rào Gang được nhân dân ghi ơn và lưu truyền
Sau khi mất Chu Dy
Hiền được an táng tại quê nhà vùng kẻ Trằm, được triều đình cho lập đền thờ gọi
là đền Cả và phong là thượng đẳng thần, thực hiện tế lễ theo nghi lễ quốc tế.
(lễ nhà nước). Các triều đại phong kiến về sau cũng đã ban nhiều đạo sắc ghi
nhận công trạng của Chu Dy Hiến.
Gia phả dòng họ Chu
còn nhắc tới Nhị vị cung phi, hoàng hậu Chu Nhũ Nhân, hiện chỉ mới xác định
được danh tính một người là bà Chu Thị Ngọc Quỳnh. Bà sinh năm 1632, là con gái
của Chu Phụng Trực. Là một người tài sắc vẹn toàn nên năm 16 tuổi Ngọc Quỳnh
được tuyển vào cung. Sau đó, Ngọc Quỳnh được gả cho Thái bảo quận công Trịnh
Xuân và được phong là Á vương phi. Năm 19 tuổi, chồng qua đời, bà quyết định
thủ tiết thờ chồng. Cảm kích trước tấm lòng và đức hạnh của người con gái họ
Chu, vua cho bà về quê cai quản cả một vùng đất đai.
Dòng họ chu ngày nay
cũng đã phát huy được truyền thống cha ông. Các chi họ phát triển trên cả nước,
con cháu học hành thành đạt, nhiều người thành danh như Đại tướng Chu Huy Mân-
Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Giáo sư Tiến sỹ Toán học Chu Đức…
Vào dịp đón Xuân Tân Mão (năm 2011), con cháu
gần xa vinh dự đón nhận bằng công nhận Di tích lịch sử- văn hóa của nhà thờ và
mộ tổ dòng họ Chu.
Trần Đình Hà