Phóng sự: Doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Chương đồng hành cùng sự phát triển của huyện nhà.
Thưa quý vị và các bạn, trong quá trình phát triển đi lên của huyện Thanh Chương, doanh nghiệp, doanh nhân luôn được xác định là lực lượng quan trọng, tạo ra của cải vật chất, việc làm và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Đặc biệt, với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và không ngừng trưởng thành. Ngày nay, các doanh nhân, doanh nghiệp càng có nhiều đóng góp quan trọng đối với xã hội, bằng các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đóng góp vào sự phát triển chung của huyện nhà.
Năm 2003, Công ty
XNK Intimex, nay là Công ty cổ phần Nông Thủy sản Nghệ an đã đầu tư xây dựng nhà
máy chế biến tinh bột sắn trị giá hơn 60 tỷ đồng trên vùng đất Thanh Chương. Với
quy mô sản xuất lớn, đến nay công ty đã giải quyết việc làm ổn định cho 200 lao
động trong nhà máy với mức lương bình quân là 7 triệu đồng/người/tháng.
PV: Anh Lê Quang .
Công nhân phân xưởng sản xuất.
Trải qua 20 năm
đưa vào hoạt động, nhà máy đã nâng công suất lên 2 lần, từ 60 tấn tinh bột mỗi
ngày và hiện nay lên đến 200 tấn, tương đương với 30.000 tấn/năm. Với công suất
đó, nhà máy đủ đầu tư cho khoảng 3.000 ha sắn nguyên liệu cho các vùng sản xuất
nguyên liệu trong đó huyện Thanh Chương là 2.500 tấn, vùng lân cận như Đô
Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ là 1.500 tấn. Sản phẩm tinh bột sắn của công ty chủ yếu
xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ 80% và 20% tiêu thụ tại thị trường nội
địa. Hàng năm công ty đã nộp vào ngân sách nhà nước khoảng 15 tỷ đồng.
PV: Ông Nguyễn Quốc Hoàn
Giám đốc Công ty cổ phần Nông Thủy sản
Nghệ an
Được thành lập
ngày 25/3/2016, Công ty CP BVN Thanh Chương, đóng tại xóm 6, xã Thanh Hương là
công ty chuyên sản xuất dăm gỗ làm nguyên liệu sản xuất viên gỗ nén, được xây
dựng trên diện tích 5,6 ha với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 350 tỷ đồng. Công
suất giai đoạn 1 của nhà máy là 150.000 tấn/năm. Nhà máy của Công ty đã giải
quyết việc làm cho hơn 120 lao động với mức thu nhập bình quân là 8,5 triệu
đồng/người/tháng, trong đó 95% lao động là người Thanh Chương. Công ty không
chỉ là đơn vị tiêu thụ, thu mua sản phẩm từ rừng trồng cho người dân, mà còn
còn chú trọng phát triển rừng bền vững. Đó là lý do Công ty tham gia phát triển
chứng chỉ rừng bền vững của Tổ chức Kiểm soát rừng Quốc tế FSC. Thông qua
chương trình đã đào tạo cho hàng nghìn hộ gia đình về trồng rừng bền vững, góp
phần bảo vệ môi trường, bảo tồn cải tạo môi trường sống và nâng cao giá trị
rừng trồng. Gia đình anh Lưu Văn Hà ở xóm 5 xã Thanh Hương có 12 ha rừng trồng,
chủ yếu là cây keo, từ khi nhà máy đi vào hoạt động, đến nay gia đình anh may
mắn là một trong 2.000 hộ dân được Công ty đăng ký chứng chỉ rừng trồng bền
vững mà không phải bỏ ra bất kỳ chi phí nào, được hỗ trợ cây giống và kỹ thuật
chăm sóc rừng trồng.
PV: Anh Lưu Văn Hà
Xóm 5 xã Thanh Hương, Thanh Chương.
Trong thời gian
qua, nhà máy sản xuất viên gỗ nén đã không ngừng cải thiện dây chuyền sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài. Từ khi đi
vào hoạt động đến nay, công ty đã sản xuất và xuất khẩu hơn 136.000 tấn viên
nén sang thị trường Nhật Bản, ưu điểm của viên nén sinh khối là nhiệt trữ cao,
ít tác hại, thân thiện với môi trường nên rất được thị trường nước ngoài ưu
chuộng.
PV: Nguyễn Quốc Anh.
P. Giám đốc kinh doanh - CTCP sản xuất
và thương mại Gỗ Thanh Chương
Bên cạnh việc nỗ
lực tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng đáp ứng cho nhu cầu xã hội, đội
ngũ doanh nghiệp, doanh nhân huyện Thanh Chương cũng không ngừng phấn đấu vươn
lên, phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đóng góp ngày càng
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm, giảm
nghèo trên địa bàn huyện, thời gian qua các doanh nghiệp phải đối diện với
nhiều khó khăn do dịch Covid-19, xung đột giữa Nga – Ukraina cùng với suy thoái
kinh tế thế giới, nhiều đơn hàng bị sụt giảm. Những khó khăn chồng chất đó đã
khiến nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, cũng
trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên
phát triển mạnh mẽ.
PV: Lãnh đạo Công ty May Matshuoka xã
Thanh Liên
Năm 2013, Hội
doanh nghiệp vừa và nhỏ huyện Thanh Chương đã ra đời với mục đích tập hợp các
doanh nghiệp, tạo sự liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển
ngành nghề, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các hội viên, đồng thời giữ vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn với các cơ quan quản lý Nhà nước. Trải qua 11 năm thành
lập, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ huyện Thanh Chương đã không ngừng phấn đấu
vươn lên, phát triển nhanh chóng cả số lượng và chất lượng, đóng góp ngày càng
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm, giảm
nghèo trên địa bàn huyện. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, tiên phong trong
phát triển kinh tế, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, Cộng đồng
doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Chương luôn xem công tác xã hội từ thiện là một
nhiệm vụ trọng yếu, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Từ năm 2020 đến nay,
mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 và suy thoái kinh tế nhưng
các doanh nghiệp vẫn dành nguồn kinh phí đáng kể thể hiện trách nhiệm với xã
hội, tích cực tham gia các chương trình xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa,
chương trình vì cộng đồng, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch
bệnh, xây dựng NTM, công tác khuyến học, khuyến tài qua đó đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
trong huyện; doanh thu của các doanh nghiệp đóng góp một phần quan trọng trong
phát triển kinh tế của huyện nhà.
PV: Ông Phạm Bá Sỹ.
Chủ tịch Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ
huyện Thanh Chương.
Nhận thức sâu sắc
về vị trí, vai trò và những đóng góp quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân
đối với sự phát triển của huyện nhà. Những năm qua, Huyện ủy – HĐND – UBND
huyện Thanh Chương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều chủ trương,
nghị quyết, cơ chế, chính sách, đề ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để
khuyến khích phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,
đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển
đổi số; Lãnh đạo huyện cũng thường xuyên gặp gỡ doanh nghiệp để động viên và
kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những kiến nghị, đề xuất của doanh
nghiệp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
PV: Ông Trình Văn Nhã
Phó Bí thư Huyện ủy; Chủ tịch UBND huyện
Thanh Chương.
Với quan điểm “doanh
nghiệp phát tài, địa phương phát triển”, đội ngũ doanh nghiệp, doanh
nhân Thanh Chương đang tiếp tục khẳng định bản lĩnh kiên cường, tinh thần đoàn
kết, tranh thủ nắm bắt những thời cơ, vận hội mới, nỗ lực hết mình, cùng với cả
hệ thống chính trị ra sức thi đua “sản xuất kinh doanh giỏi”, tạo
nhiều công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho người lao động, góp phần cùng
huyện nhà thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, Nghị quyết mà Đại hội Đoảng bộ
huyện Thanh Chương lần thứ 31 đã đề ra.
Thành
Trung – Trung tâm VH, TT&TT huyện Thanh Chương.