ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Thanh Chương: Đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm xây dựng các sản phẩm hữu cơ tại Huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang
Lượt xem: 244

Trong các ngày từ 1- 3/12, Đoàn công tác của UBND huyện do các đồng chí Lê Đình Thanh - Uỷ viên BTV Huyện uỷ - Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn đã đi tham quan về mô hình xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.

Anh-tin-bai

Bưởi hữu cơ đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Tại đây, sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các hộ dân chuyên trồng và sản xuất các loại cây trồng như Cam sành, Bưởi theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ trên địa bàn huyện Hàm Yên. Sau đó, đoàn đã có buổi làm việc với huyện Hàm Yên để nghe tình hình sản xuất theo chuẩn VietGap, hữu cơ trên địa bàn huyện. Là huyện miền núi, có nhiều điểm tương đồng với Thanh Chương như đất đai, cơ cấu cây trồng,… Đến thời điểm này huyện Hàm Yên đã có trên 1382 ha cây trồng các loại đạt tiêu chuẩn VietGap. Trong đó có 1251/5100 ha cam, 13ha bưởi, 39ha chè, 52 ha Chanh,…. Diện tích cam, bưởi hiện nay đang đang sản xuất hữu cơ là 34,5 ha. Sản lượng hàng năm đạt 4685 tấn. Doanh thu hàng năm bình quân đạt trên 300 triệu đồng/ha, cao hơn gấp 1,5 lần so với sản xuất thông thường.

Anh-tin-bai

Anh-tin-bai
Nhờ thực hiện quy trình chăm sóc Bưởi , Cam hữu cơ nên mặc dù quả nhiều nhưng cành lá vẫn xanh tốt.

 

Về quy trình sản xuất: Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn chủ động phối hợp với Hiệp Hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh, Hội nông nghiệp hữu cơ tỉnh căn cứ quy trình, tiêu chuẩn sản xuất để triển khai thực hiện mô hình sản xuất hữu cơ trên các loại cây trồng chủ lực của huyện. Bước đầu thực hiện là lựa chọn hộ, thành lập tổ nhóm sản xuất hữu cơ và tổ chức tập huấn quy trình sản xuất hữu cơ cho các hộ. Quá trình thực hiện có sự giám sát chéo chặt chẽ của các hộ với nhau từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là khâu thu hoạch sản phẩm. Để tránh việc trà trộn sản phẩm, huyện đã chỉ đạo chỉ xuất tem truy xuất nguồn gốc đúng với số lượng đơn hàng đã đặt và chỉ kích hoạt tem trong ngày. Sau khi hoàn thành việc dán tem truy xuất nguồn gốc, người phát tem và chủ hộ chốt mã số tem, đóng hộp, sau đó mới kích hoạt số tem đã dán. Để khuyến khích và hỗ trợ nhân dân trong việc đầu tư sản xuất theo hướng bền vững, HĐND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành các cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ và các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên quá trình sản xuất hữu cơ cũng gặp không ít khó khăn đó là: sản xuất hữu cơ còn mang tính nhỏ lẻ và manh mún, quy trình sản xuất yêu cầu khắt khe và khó áp dụng, năng suất và sản lượng sản lượng hữu cơ đạt thấp, tốn nhiều công lao động,…

Anh-tin-bai

Lãnh đạo huyện Thanh Chương tặng quà lưu niệm cho huyện Hàm Yên.

Trên cơ sở đó, lãnh đạo và các thành viên tham gia trong đoàn của 2 đơn vị đã trao đổi, chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc sản xuất hữu cơ. Trong đó, tập trung vào những giải pháp để thực hiện hiệu quả. Kết luận hội nghị, đồng chí Lê Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện đã khẳng định: Hàm Yên và Thanh Chương là 2 huyện có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng như lựa chọn hướng đi trong phát triển kinh tế. Đồng chí cũng mong muốn thời gian tới 2 huyện cùng phối hợp, hỗ trợ và chia sẻ với nhau về mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, trong đó chú trọng nhất là quy trình sản xuất để Thanh Chương nhân rộng mô hình sản xuất cam, bưởi theo hướng hữu cơ nhằm tạo ra những vùng chuyên canh lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao giá trị của sản phẩm.

 

                                                                                                                         Hữu Thịnh – Trung tâm VHTT&TT huyện

Tin tức
  • Đất và Người Thanh Chương
1