Lãnh đạo huyện tham quan mô hình Sâm thổ hào.
Thổ Hào của huyện Thanh Chương ngày xưa, nay
là vùng đất thuộc các xã Thanh Tùng, Thanh Giang, Thanh Mai và một phần xã
Thanh Hà.Từ bao đời nay, làng Thổ Hào xưa vẫn là vùng đất cằn cỗi, lại thường
xuyên bị lũ lụt đe dọa nhưng đã sinh ra nhiều con người tài ba và giàu nghĩa
khí. Trong đó có tiến sĩ Phạm Kinh Vỹ, một vị quan văn võ song toàn, yêu nước,
thương dân, trung trinh, chính trực. Trong hành trang hồi hương, vị tiến sỹ, tướng
quân Phạm Kinh Vỹ không quên mang theo giống cây sâm quý về gieo trồng trên mảnh
đất quê hương. Trong dân gian lưu truyền: Hào sâm là vị thuốc quý, có tính hàn,
tác dụng tốt cho việc bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, bổ âm, bổ phế, chống căng
thẳng, dễ ngủ. Đối với y học cổ truyền sâm Thổ Hào có công dụng trong việc bồi
bổ sức khỏe, Chủ trị suy nhược cơ thể, mất ngủ, suy dinh dưỡng… Còn thân, hoa
và lá có thể phơi khô dùng làm trà để uống. Thế nhưng, trải qua những thăng trầm
trong lịch sử. Từng là một sản vật quý tiến vua, nhưng hàng chục năm qua sâm Thổ
Hào bị rơi vào quên lãng, nhất là trên vùng đất mà nó mang tên. Nhưng, “sự sống
chẳng bao giờ chán nản”, trong những năm qua, được sự giúp đỡ và hỗ trợ của anh
Hoàng Kiểm - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Hưng Thịnh và Hội nông dân
huyện đến nay sâm Thổ Hào đã phục sinh trên chính cố hương. Không chỉ cây sâm
đã, đang phát triển tốt, mà qua phân tích của các nhà khoa học cho thấy củ sâm
Thổ Hào đã đạt được những chỉ số dược tính rất tốt. Hàm lượng saponin tổng số -
một dưỡng chất “đặc trưng”, tạo nên giá trị cho nhân sâm cao hơn nhân sâm Hàn
Quốc.Tiến sỹ Nguyễn Hải Minh - Giám đốc công ty cổ phần Hào Sâm Việt cho biết: Nói về giá trị của sâm thổ hào thì không ai
có thể phủ nhận được tác dụng bồi bổ cơ thế của nó. Điều đáng nói là khi trồng ở vùng bích hào thì hàm
lượng saponin đạt 3,8% cao hơn nhiều so với sâm Hàn quốc. Đây là một tín hiệu vui cho người trồng sâm.

Người dân xã Thanh Hà thu hoạch Sâm thổ hào
Sâm thổ hào trồng trên đất Thanh Hà không những phát triển tốt mà còn cho củ to và đẹp.
Thanh
Hà là một trong những xã miền núi của huyện Thanh Chương, đời sống người dân
còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2021,
khi có dự án của Sở Khoa Học và Công Nghệ
phối hợp với Hợp Tác Xã Tân Hưng Thịnh và Hội Nông dân huyện Thanh
Chương trồng khảo nghiệm phục tráng lại
giống Sâm Thổ Hào với quy mô 3 ha. Sau quá trình trồng cho thấy đây là cây trồng
dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, ít phải đầu tư phân bón, hiệu quả cao hơn gấp nhiều
lần so với nhiều loại cây trồng khác. Bình quân mỗi ha, trừ các khoản chi chi
người dân còn thu về trên 400 triệu đồng nên đến nay trên địa bàn xã đã có nhiều
người trồng và phát triển cây sâm thổ hào với tổng diện tích 5ha. Ông Nguyễn
Văn Lý - Chủ tịch Hội Nông dân Thanh Hà cho biết thêm: Bước đầu trồng do đang còn nhiều băn khoăn về kỹ thuật và hiệu quả nên
người dân chưa tin tưởng. Sau gần 10 năm trồng và phát triển cây sâm thổ hào đến
nay nhân dân trên địa bàn đã thấy được hiệu quả mà sâm thổ hào mang lại nên họ tự
nguyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng ngô, lạc, sắn sang trồng sâm thổ
hào.

Ra mắt HTX Sâm thổ hào.
Để
góp phần giúp sâm thổ hào phát triển bền vững và ngày càng nâng cao giá trị, Hội
nông dân xã Thanh Hà đã thành lập HTX sâm thổ hào nhằm xây dựng chuỗi liên kết
giá trị sản phẩm, tạo điều kiện cho các thành viên trong HTX có điều kiện được
học tập, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế nói chúng và sâm thổ hào nói
riêng. Từng bước xây dựng sâm thổ hào trở thành sản phẩm OCOP của địa phương và
là niềm tự hào của vùng bích hào hiện nay. Ông Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND
huyện cho biết: Việc phục tráng lại sâm
thổ hào là việc làm cần thiết, bước đầu đã mang lại hiệu quả. Để từng bước xây
dựng chuỗi giá trị sản phẩm thì HTX sâm thổ hào đã ra đời. Tôi tin rằng với sự
đoàn kết và sáng tạo của các thành viên trong HTX thì sâm thổ hào sẽ được nhiều
người tiêu dùng biết đến và trở thành sản phẩm không thể thiếu trong việc bồi bổ
cơ thể cho nhân dân. Đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm và hỗ trợ
để HTX phát triển bền vững và việc phục tráng sâm thổ hào đạt hiệu quả cao.
Là
một dược liệu quý, lại không kén đất, có khả năng thích nghi với nhiều thổ nhưỡng
khác nhau, quy trình trồng chăm sóc cũng không quá phức tạp. Việc phục tráng lại
giống Sâm Thổ Hào không chỉ giúp bảo tồn và phát triển một giống cây dược liệu
quý ở địa phương mà còn góp phần thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, nâng cao năng suất và giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Lan Anh - Trung tâm VH,TT&TT huyện