ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Thanh Chương: Tham gia hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai thực hiện kế hoạch 586 về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025.
Lượt xem: 78

Chiều ngày 21/9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành, thị, sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 586 về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025 và phát động Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10 năm nay. Tham gia ở điểm cầu huyện Thanh Chương có đồng chí Trình Văn Nhã - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện.

Anh-tin-bai

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Chương.

Sau 1 năm triển khai, UBND tỉnh đã ban hành 14 Kế hoạch, 6 Quyết định triển khai các nội dung quan trọng về chuyển đổi số; Ban hành Bộ chỉ số đánh giá Chuyển đổi số của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Kết quả rà soát theo mục tiêu đề ra đến năm 2025, đến nay đã hoàn thành 8/11 mục tiêu về Chính quyền số, 2/6 mục tiêu về Kinh tế số, 1/3 mục tiêu về Xã hội số. Một số nhiệm vụ đã tiệm cận và hoàn thành kế hoạch đề ra. Đến nay, doanh nghiệp và người dân đã bắt đầu quan tâm đến sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng các nền tảng số. Các nền tảng số, phần mềm dùng chung của tỉnh đều được triển khai trên các nền tảng điện toán đám mây bảo đảm vận hành hiệu quả, an toàn thông tin. Cơ bản các địa bàn đều đã được phủ sóng băng rộng di động. Bên cạnh nhưng kết quả đa đạt được, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là: chỉ số chuyển đổi số tỉnh Nghệ An năm 2022 chỉ đứng 52/63 các tỉnh, thành phố, chưa đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy đề ra. Nhận thức về chuyển đổi số ở một số sở ngành, địa phương chưa rõ ràng. Một số người đứng đầu một số đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm đến chuyển đổi số. Một số văn bản hướng dẫn, cơ sở pháp lý về chuyển đổi số chưa được hoàn thiện, nhất là trong thu hút nguồn nhân lực. Cơ sở vật chất, điều hạ tầng số tại một số địa bàn vùng sâu, vùng xa còn thiếu và yếu, kinh phí chưa đủ nhu cầu. Kinh tế số còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong GRDP của tỉnh.

Hội nghị đã dành nhiều thời gian cho các đại biểu thảo luận, thay mặt huyện Thanh Chương, đồng chí Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND huyện đã phát biểu tham luận với nội dung kết quả chuyển đổi số Thanh Chương và một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Sau 1 năm triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện Thanh Chương đã đạt được một số kết quả nhất định. Tỷ lệ người dùng thường  xuyên phần mềm ở các cơ quan, đơn vị đạt 92,5%, tỷ lệ văn bản được lãnh đạo phê duyệt và ký đạt gần 97%. Đến nay tỷ lệ văn bản ký số được ban hành là 100%. Giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công Thanh Chương luôn đứng số 1 hoặc thứ 2 toàn tỉnh. UBND huyện đã phối hợp với VNPT triển khai thí điểm phần mềm tương tác số Thanh Chương. Có 11/20 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điển tử. 100% các cơ quan đơn vị đã thực hiện trả lương qua tài khoản. 100% trường triển khai thu học phí không dùng tiền mặt. Tỷ lệ dùng điện thoại thông minh trên địa bàn đạt kết quả cao. Việc thực hiện các chiến dịch của Công an huyện về xây dựng tài khoản dữ liệu dân cư được triển khai tích cực… Trong qúa trình thực hiện, huyện đã rút ra được 6 bài học kinh nghiệmđó là: phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhất là người đứng đầu cấp ủy chính quyền, MTTQ và các đoàn thể; sự chủ động quyết liệt trong công tác tham mưu của phòng chuyên môn, tăng cường hợp tác với các đơn vị viễn thông trong chuyển đổi số; bám sát định hướng sự chỉ đạo của UBND tỉnh và sở Thông tin truyền thống trong xây dựng kế hoạch dài và ngắn hạn trong quá trình triển khai thực hiện. Chú trọng và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để thay đổi nhận thức của toàn xã hội. Thành lập các đoàn đi tham quan để học tập kinh nghiệm ở nhưng đơn vị làm tốt. Bài tham luận đã được đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao và xem đây là bài học kinh nghiệm cho các đơn vị khác học tập và làm theo.

Anh-tin-bai

Đồng chí Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương phát biểu tham luận tại hội nghị.

Để thực hiện có hiệu quả cao nhất kế hoạch chuyển đổi số và mục tiêu theo Nghị quyết số 09 đề ra, trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị các Sở, ban, ngành, địa phương phải xác định rõ: Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, toàn diện, mang tính đột phá, yêu cầu sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Lấy doanh nghiệp, người dân là trung tâm, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số. Công tác chuyển đổi số cần được triển khai kiên trì, thực chất, hiệu quả, không dàn trải, tránh lãng phí nguồn lực. Từng bước số hóa tài liệu, hồ sơ, các quy trình nghiệp vụ; chứng thực hồ sơ điện tử, phát triển các hệ thống cơ sở dữ liệu số phục vụ quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Ưu tiên chỉ đạo các ngành, lĩnh vực quan trọng có đóng góp lớn cho GRDP. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, đặc biệt là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa; Tập trung rà soát, bổ sung nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, có năng lực, kỹ năng thực hiện chuyển đổi số; phát triển xã hội số trước khi hình thành kinh tế số; Đưa người dân tham gia vào các hoạt động của đời sống bằng các ứng dụng số; Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và sự tham gia của doanh nghiệp vào kinh tế số. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, kiện toàn các quy chế, quy trình về quản lý, bảo đảm an toàn thông tin mạng tại các cơ quan, đơn vị; Tổ chức đánh giá một cách thực chất các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp thống nhất toàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề ra một số nhiệm vụ cụ thể đối với các ngành, địa phương; Đồng thời mong muốn, sau hội nghị này, kết quả chuyển đổi số sẽ chuyển biến thực chất, hiệu quả, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Nghệ An trong những năm tới.

                                                                                                                        Lan Anh - Trung tâm VHTT&TT huyện.

 

Tin tức
  • Hội nghị chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm 2022.
1