ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
TRANG TRẠI HƯỜNG NGỌC: LÃI RÒNG TRÊN 1 TỶ ĐỒNG NHỜ TRỒNG CAM, BƯỞI HỮU CƠ.
Lượt xem: 490

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là hướng đi tất yếu và bước đầu đã được nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Chương hưởng ứng tích cực và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Trong đó có trang trại cam của gia đình anh chị Hường Ngọc ở xóm 1 xã Thanh Đức.

Anh-tin-bai

Là một trong nhiều hộ dân ở xã Thanh Đức, xác định phát triển kinh tế vườn đồi là hướng đi chủ lực của gia đình mình, với lợi thế có diện tích đất đồi rộng, năm 2016 gia đình chị Hường đã bắt đầu cải tạo 6ha vườn tạp để trồng cây ăn quả hàng hoá với các loại cây trồng chính là Cam và Bưởi các loại. Trong quá trình phát triển kinh tế vườn đồi chị đã rút ra kinh nghiệm nếu trồng và phát triển cây cam hàng hoá theo hướng thông thường thì hiệu quả kinh tế mang lại không cao mà lại ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân và người tiêu dùng. Chính vì thế nên gia đình chị quyết định chuyển hướng sang sản xuất xuất hữu cơ. Đây là phương thức sản xuất chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, nói không với các chất hoá học và chất bảo quản độc hại. Thời gian đầu thực hiện hơi vất vả do phải bỏ nhiều công để bọc từng quả, mua phân chuồng về ủ nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của gia đình đến nay trang trại của anh chị đã được cấp chứng nhận là trang trại hữu cơ.

Anh-tin-bai

Điều có thể thấy rõ sự khác biệt giữa trồng cam truyền thống và trồng cam hữu cơ đó là mẫu mã quả đẹp, vàng bóng, chất lượng ngon, ngọt hơn, năng suất, sản lượng tăng lên và không bị rụng hay thối do ảnh hưởng của thời tiết. Hiện tại, gia đình chị có 2500 gốc cam và 500 gốc bưởi các loại. Dự ước năm nay gia đình sẽ cung cấp cho thị trường từ 50 tấn cam, 4000 quả bưởi da xanh, 8000 quả bưởi Phúc Trạch và 10.000 quả bưởi diện. Nhờ trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ nên các sản phẩm của gia đình anh chị đã được nhiều thị trường khó tính biết đến như Vinh, Hà Nội, Sài Gòn, Đã Nẵng,… biết đến với giá rất cao, 1 kg 60 ngàn đồng.  Mỗi năm trừ các khoản chi phí gia đình chị còn lãi ròng 1 tỷ đồng.

Chị Nguyễn Thị Hường- xóm 1 xã Thanh Đức cho biết: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ nó không khó mà chỉ mất công nhiều hơn đó là bọc quả và mua phân chuồng, cá về ủ rồi để bón cho cây.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Thanh Chương là huyện nổi tiếng với Cam tổng đội thuộc xã Thanh Đức. Hiện nay, toàn huyện có khoảng 500 ha cam các loại. Trong đó chủ yếu là Cam V2, xã Đoài, Vân Du, Cam bù truyền thống,…Để nâng cao giá trị của sản phẩm cũng như để cây cam phát triển bền vững thì UBND huyện đã tập trung chỉ đạo nhân dân sản xuất theo hướng hữu cơ vừa để bảo vệ sức khoẻ bản thân và người tiêu dùng vừa góp phần nâng cao tuổi thọ cũng như vòng đời của cây các loại cây trồng nhất là Cam và bưởi các loại. Bên cạnh đó, huyện cũng đã thành lập đoàn tổ chức cho các xã có nhiều diện tích Cam, bưởi đi tham quan, học tập mô hình sản xuất hữu cơ của huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang để về áp dụng vào địa phương mình.

Anh-tin-bai

 Ông Lê Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Sản xuất hữu cơ đang là hướng đi tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Đến thời điểm nay trên địa bàn huyện đã có nhiều hộ trồng cam hữu cơ, trong đó có trang trại của gia đình anh chị Hường Ngọc. Nhờ sản xuất theo hữu cơ nên giá trị sản phẩm được nâng lên rất nhiều. Hi vọng rằng với kết quả này, thời gian tới sẽ có nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Thanh Đức nói riêng và huyện Thanh Chương nói chung đầu tư sản xuất theo hướng hữu cơ.

Thực tế cho thấy: Mô hình sản xuất cam hữu cơ đang thực sự mở ra triển vọng mới để nhân rộng nhằm nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm của các loại cây trồng. Đồng thời còn là hướng phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng. Với những ưu điểm đó và bài học qua thực tế, hi vọng rằng thời gian tới trên địa bàn huyện sẽ có nhiều hộ dân đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ hơn nữa.

                                                                                                                      Lan Anh - Trung tâm VHTT&TT huyện 

 

 
12345678910...
Tin tức
  • Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số QG
1