70 năm Hiếp định Giơnevơ (21/7/1954- 21/7/2024) và những ý ngĩa lịch sử mang tính thời đại.
Hôm nay ngày 21/7/2024, tròn 70 năm ngày ký kết Hiệp định Giơ ne vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cùng với Hiệp định Paris năm 1973 đã trở thành những văn kiện ngoại giao quan trọng nhất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta. Hiệp định Giơnevơ đánh dấu sự kết thúc một chặng đường trong quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ để đi tới độc lập tự do của dân tộc.
Bối cảnh
Ngay từ khi thực dân Pháp quay lại xâm lược Đông Dương, Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương ngăn chặn chiến tranh, giải quyết các vấn đề
bằng biện pháp hòa bình. Chính phủ Việt Nam đã ký với Chính phủ Pháp Hiệp định
Sơ bộ ngày 06/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946. Thế nhưng, với bản chất hiếu
chiến, thực dân Pháp đã liên tiếp lấn tới, đẩy mạnh chiến tranh, buộc nhân dân
Việt Nam phải đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc để bảo vệ nền độc
lập tự do vừa giành được. Với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, với ý
chí quật cường, quân và dân ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, vừa kháng chiến
vừa kiến quốc, huy động mọi nguồn lực quyết tâm đánh thắng chiến tranh xâm lược
của thực dân Pháp.
Đầu những năm 1950, trong xu thế hòa hoãn, các nước lớn bắt đầu
thỏa hiệp, muốn giải quyết các xung đột và chiến tranh bằng thương lượng hòa
bình. Ngày 25/1/1954, Hội nghị Ngoại trưởng các nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp họp
tại Béclin (Đức); ngày 18/2/1954, các bên thỏa thuận sẽ triệu tập Hội nghị quốc
tế ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở
Đông Dương với sự ủng hộ của nhiều nước lớn. Tại Pháp, từ tháng 10/1953, Quốc
hội Pháp biểu quyết ủng hộ Chính phủ giải quyết chiến tranh bằng thương lượng,
đàm phán trực tiếp với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng trên thế mạnh.
Tuy nhiên, sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường Đông Dương, Chính phủ
Pháp ngày càng lúng túng, phong trào phân chiến ở Pháp dâng cao. Thủ tướng Pháp
Laniel và Ngoại trưởng Bidault phải từ bỏ chủ trương thương lượng trên thế
mạnh; nội bộ giới cầm quyền pháp nhân hóa sâu sắc. Ngày 26/4/1965, Hội nghị
Giơnevơ khai mạc và bàn về một giải pháp chính trị ở Triều Tiên. Đây cũng là
thời điểm quân và dân ta chuẩn bị và kết thúc thắng lợi đợt hai của Chiến dịch
Điện Biên Phủ; quân Pháp ở Tập đoàn cứ điểm lâm vào tình thế nguy khốn. Ngày
7/5/1954, Chiến dịch Điên Biên Phủ toàn thắng. Một ngày sau, ngày 8/5/1954, Hội
nghị bắt đầu thảo luận về vấn đề Đông Dương.
Trải qua 75 ngày đêm đàm phán với 31 phiên họp, trong đó có các
phiên họp toàn thể, phiên họp cấp trưởng đoàn cùng nhiều cuộc tiếp xúc song
phương và đa phương, Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết với các nội dung:
- Công nhận và tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân ba nước
Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước,
khôngcan thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước
- Đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Đông Dương.
Pháp rút quân khỏi lãnh thổ ba nước. Quân tình nguyện Việt Nam rút
khỏi Lào và Campuchia.
- Không có căn cứ nước ngoài và không liên minh quân sự với nước
ngoài.
- Những điều khoản về đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình: ngừng bắn, tập
kết, chuyển quân được hai bên thực hiện trong thời hạn 300 ngày; chuyển giao
khu vực, trao trả tù binh và thường dân bị giam giữ, đổi vùng, vấn đề mồ mả
quân nhân hai bên tham chiến….
Toàn cảnh Hội nghị Giơnevơ ngày 21/7/1954 ( ảnh Tư liêu)
Ý nghĩa lịch sử:
. Hiệp định Giơnevơ đánh dấu sự kết thúc một chặng đường trong quá
trình đấu tranh lâu dài và gian khổ để đi tới độc lập tự do của dân tộc. Việc
ký kết dựa trên căn cứ và phần nào phản ánh đúng tương quan lực lượng giữa ta
và địch trên chiến trường, song “ký Hiệp định Giơnevơ là đúng lúc, kết thúc
kháng chiến chống Pháp là phù hợp, phản ánh đúng so sánh lực lượng trên chiến
trường và hoàn cảnh quốc tế lúc bấy giờ".
Hiệp
định Giơnevơ là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng. Lần đầu tiên các quyền dân
tộc cơ bản của Việt Nam được các nước lớn công nhận tại một hội nghị đa phương.
Pháp và các nước tham gia hội nghị “cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ”, “tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội trị”
của Việt Nam, Lào và Campuchia. Pháp buộc phải đình chỉ chiến sự và rút hoàn
toàn quân đội khỏi lãnh thổ 3 nước Đông Dương. Gần 20 năm sau, Hiệp định Paris
năm 1973 đã khẳng định lại những cơ sở pháp lý quan trọng này: “Hoa Kỳ và các
nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước
Việt Nam như Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận”.
Phát
huy bài học kinh nghiệm từ việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở
Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức phấn đấu, quyết tâm thực
hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trên
các lĩnh vực; xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối
ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và ngoại giao Nhân dân. Trong bất cứ hoàn cảnh
nào, cần luôn luôn bình tĩnh, tỉnh táo nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó
khăn, thách thức: "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá quan
hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên
tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp
tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin
cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tiếp tục
phát huy vai trò của công tác đối ngoại trong việc giữ gìn môi trường hòa bình,
ổn định; huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị
thế và uy tín quốc gia, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.

Ông Nguyễn Xuân Thắng Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại hội thảo (ảnh tư liêu)
Bộ Ngoại giao phối
hợp với Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vừa tổ chức Hội
thảo Khoa học với chủ đề “70 năm Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở
Việt Nam” (21/7/1954 - 21/7/2024). Tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân
Thắng Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định ý nghĩa và tầm vóc lịch
sử của hội nghị Genève 1954; cho rằng quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp
định Genève là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học quý giá về đối ngoại, thể
hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam.
Trần Đình Hà