ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Toàn huyện cần chủ động phòng dịch tả lơn Châu Phi.
Lượt xem: 61

Theo tổng hợp của cơ quan chuyên môn: trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hiện nay đang xảy ra 61 ổ dịch dịch tả lợn Châu Phi  chưa qua 21 ngày tại 15 huyện; số lợn tiêu hủy 5.119 con, trọng lượng 260.638 kg. Trên địa bàn huyện Thanh Chương bệnh dịch tả lợn Châu Phi  (DTLCP) đã xảy ra tại xã Thanh Đức. Trước tình hình này UBND huyên đã ban hành công điện chỉ đạo với các nội dung cụ thể như sau: 

Để chủ động phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, khống chế dịch không để lây lan ra diện rộng. Chủ tịch UBND huyện yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, Thị trấn; đơn vị liên quan cần tập trung triển khai những nội dung sau:

1. Đối với các xã đang xảy ra bệnh DTLCP: Tập trung mọi nguồn lực triển khai quyết liệt các giải pháp phòng chống, không để dịch lây lan, kéo dài và phát sinh ổ dịch mới. Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của UBND huyện.

- Thường xuyên thông tin, tuyên truyền đến từng cán bộ, nhân dân và người chăn nuôi để mọi người đều nhận rõ tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Đồng thời, thông tin kịp thời, chính xác cho người dân theo nguyên tắc vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh gây hoang mang trong xã hội.

- Thực hiện tốt 6 không “Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm bị bệnh, chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm ốm, chết; Không vứt xác ra ngoài môi trường; Không sử dụng thức ăn thừa khi chưa qua xử lý nhiệt và  Không sử dụng nước ao, hồ, kênh mương vệ sinh chuồng trại”.

- Chủ động giám sát dịch bệnh trên đàn lợn để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch mới phát sinh; báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh từ cơ sở đến cấp xã, huyện theo đúng quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng.

- Triển khai thực hiện tốt công tác tiêm phòng đàn vật nuôi vụ Thu năm 2024 bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn theo quy định Luật Thú y, Thông tư 07/2016/TT- BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hướng dẫn người dân tiêm phòng vắc xin DTLCP cho đàn lợn thịt theo hướng dẫn nhà sản xuất và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

                             Lợn chết vì tả lơn Châu Phi tại xã Thanh Đức- Ảnh MTTQ xã Thanh Đức.

- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi trên địa bàn xã; tập trung vùng có dịch, vùng nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh. Hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên vệ sinh khu vực chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi; thu gom, xử lý chất thải không để gây ô nhiễm môi trường.

- Chỉ đạo bộ phận chuyên môn nắm chắc tổng đàn lợn, số trang trại, gia trại, các điểm giết mổ, kiên quyết không cho hoạt động giết mổ nếu không đạt yêu cầu vệ sinh thú y.

- Thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng, chăn nuôi an toàn sinh học; Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tiến hành lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm bệnh khi phát hiện lợn ốm, chết nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi để có biện pháp xử lý.

- Khảo sát, xem xét lại quỹ đất của từng khối, xóm, bản nếu dịch xảy ra xử lý chôn lợn ở vị phù hợp với quy định.

- Trích phí dự phòng để chủ động trong công tác phòng, chống dịch như: mua vôi bột, hỗ trợ tổ lưu động, điểm chốt chặn kiểm soát dịch bệnh, tổ tiêu hủy, tổ tiêu độc khử trùng…

- Khi có dịch xảy ra: Tập trung các nguồn lực để tổ chức thực hiện ngay các biện pháp chống dịch đồng bộ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh lây lan.

- Đơn vị nào chỉ đạo thiếu quyết liệt để dịch lây lan, báo cáo chậm, xử lý dịch chậm, Chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và pháp luật.

2. Phòng Nông nghiệp và PTNT

- Tham mưu UBND huyện đôn đốc, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

- Tiếp tục xây dựng các văn bản trình UBND huyện ban hành để chỉ đạo kịp thời, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cấp trên.

- Chỉ đạo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống, tổng hợp diễn biến tình hình bệnh DTLCP trên địa bàn huyện để kịp thời báo cáo, tham mưu phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả.

3. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp

- Chủ động tham mưu UBND huyện thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyên ngành, vật tư thiết yếu để phòng, chống dịch.

- Phân công cán bộ chuyên môn tăng cường phối hợp với các xã có lợn ốm, chết để lấy mẫu xét nghiệm, tìm nguyên nhân gây bệnh đồng thời hướng dẫn kỹ thuật trong khâu tiêu hủy và vệ sinh môi trường…

- Phối hợp với Công an huyện trong việc xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán lợn và sản phẩm của lợn không đảm bảo an toàn.

- Chuẩn bị nhân lực, vật lực phục vụ cho công tác phòng, chống, xử lý khi dịch xảy ra.

- Báo cáo kịp thời UBND huyện về tình hình và nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn huyện.

4. Công an huyện

- Chỉ đạo các lực lượng công an, phối hợp với các địa phương, Trung tâm DVNN huyện để kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ và xử lý nghiêm các tổ chức, các nhân vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, không có thủ tục kiểm dịch của thú y.

- Theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép để có biện pháp xử lý.

5. Đồn Biên phòng Ngọc Lâm và Cửa khẩu Thanh Thủy

- Tăng cường tuần tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, nhất là lợn và sản phẩm của chúng vận chuyển vào địa bàn huyện. Nếu phát hiện vận chuyển lậu, trái phép cần xử lý nghiêm theo quy định.

- Tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.

6. Trung tâm Văn hóa, Thể Thao và Truyền thông

Phối hợp với Trung tâm DVNN huyện thường xuyên thông tin, tuyên truyền về đặc điểm, đường truyền lây, triệu chứng, bệnh tích, cách phòng, chống và sự nguy hiểm của dịch bệnh để nhân dân biết và tự giác phối hợp thực hiện.

7. Đề nghị UBMTTQ và các đoàn thể chính trị huyện

- Căn cứ văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành liên quan ban hành văn bản chỉ đạo cơ sở tham gia trong công tác phòng, chống dịch.

- Tăng cường phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

                                                                                                                                          Đình Hà (tổng hợp, giới thiệu)

 

Tin tức
  • Đất và Người Thanh Chương
1