Như đã nêu rõtrong bài trước, trong rất nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đã thực hiện được của nhiệmkỳ Đại hội lần thứ XXIX của Đảng bộ huyện. Dấu ấn rõ nét nhất là các kết quảthực hiện 4 trọng tâm mà Ban Thường vụ đã đưa ra từ đầu nhiệm kỳ, để lại nhữngdấu ấn quan trọng.
TẠO BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Như đã nêu rõ trong bài trước, trong rất nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đã thực hiện được của nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XXIX của Đảng bộ huyện. Dấu ấn rõ nét nhất là các kết quả thực hiện 4 trọng tâm mà Ban Thường vụ đã đưa ra từ đầu nhiệm kỳ, để lại những dấu ấn quan trọng.
Dấu ấn thứ nhất là kết quả vận động nông dân chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất, đồn điền, đổi thửa lần 2 gắn với cải tạo đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị thu nhập trên ha đất canh tác, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn xây dựng NTM. Vào đầu nhiệm kỳ, nắm vững 3 mục tiêu chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ, của tỉnh, tình hình đặc điểm của huyện, Ban thường vụ Huyện ủy đã quyết định chủ trương tập trung cho chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu là đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội trên địa bàn cho trước mắt và lâu dài trong những nhiệm kỳ tiếp theo. Để đạt được, phải giải quyết tốt vấn đề ruộng đất manh mún; cơ sở hạ tầng sản xuất yếu kém; tư tưởng sản xuất truyền thống, tự cung, tự cấp. Từ đó, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị, chủ trương cử cán bộ đi tham quan học tập kinh nghiệm các tỉnh, xây dựng kế hoạch xin tỉnh cho Thanh Chương làm thí điểm vận động nông dân chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất, dồn điền, đổi thửa lần hai.
Đồng quê Thanh Chương
Trong quá trình thực hiện công tác đồn điền đổi thửa, cùng với cả nước huyện ta được thực hiện chương trình mục tiêu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới. Ngay khi có kế hoạch chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, huyện Thanh Chương đã họp bàn và thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, bám sát nội dung kế hoạch của tỉnh để thực hiện. Trước hết, họp hội nghị mở rộng quán triệt chương trình, mục tiêu tới tận các cơ sở, xây dựng lộ trình thực hiện cho từng hạng mục công trình, thời gian thực hiện cụ thể cho các địa phương, chọn xã điểm chỉ đạo thực hiện... Sau các hội nghị ở huyện, tại các địa phương, cấp uỷ đảng, chính quyền đã có Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí gắn với tình hình thực tế ở địa phương mình. Ban chỉ đạo Chương trình Nông thôn mới các cấp đã hoàn thành công tác điều tra hiện trạng nông thôn và tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào thi đua tới đông đảo nhân dân. Mặc dù nhiệm vụ mới, nhiều khó khăn, thời gian triển khai gấp song các địa phương đã cố gắng tổ chức thực hiện theo kế hoạch đề ra. Qua 5 năm triển khai thực hiện bước đầu gặp muôn vàn khó khăn về nhận thức tư tưởng; về mâu thuẫn, vướng mắc do lịch sử đất đai để lại, nhưng với quyết tâm, đồng thuận cao trong Ban Thường vụ, Ban chấp hành, trong hệ thống chính trị, dần dần tạo được sự đồng thuận, quyết tâm hưởng ứng tích cực của đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, công tác chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất, dồn điền, đổi thửa đã thành công tốt đẹp, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.
Kết thúc năm 2014, 38/38 xã, thị trấn đã tổ chức chuyển đổi, trong đó 37/38 xã, thị trấn đã thực hiện xong; Giảm số vùng ruộng đất của hộ gia đình từ 5,6 vùng/hộ xuống còn 2,33 vùng/hộ trong đó có 14,72% số hộ nhận 1 vùng, 38% số hộ nhận 2 vùng. Sau chuyển đổi huyện đã trích ngân sách cấp cho các xã gần 3 tỷ đồng để cùng các địa phương đổ 24 680 cống phục vụ giao thông nội đồng. Các xã trích ngân sách và huy động nhân dân đóng góp trên 38,5 tỷ đồng. Nhân dân góp 46,1 ha đất, 138.469 ngày công, 9121 ca máy để làm giao thông thủy lợi, chỉnh trang ruộng đồng. Từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015 tổng nguồn vốn huy động xã hội cho đầu tư xây dựng NTM đạt 952,96 tỷ đồng. Hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi, các công trình phúc lợi xã hội đã được quy hoạch trừ diện tích; đất 5% của xã cơ bản được quy về tập trung thành vùng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa cơ giới vào sản xuất. Sau chuyển đổi, nhiều hộ dân đã tập trung thuê máy cải tạo đồng ruộng, chuyển đổi mô hình sản xuất, đầu tư bước đầu hàng trăm triệu đồng phát triển thêm 72 trang trại, nâng tổng số trang trại hiện nay là 300 trang trại; gắn chuyển đổi ruộng đất với đưa cơ giới vào sản xuất. Từ năm 2011- 2014, các hộ nông dân đã mua 810 máy làm đất các loại phục vụ sản xuất nông nghiệp, nâng tổng số máy lên 900 máy; huy động, thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới đã đạt 1 xã là Thanh Lĩnh; 7 xã: Thanh Giang, Thanh Văn, Thanh Hưng, Thanh Liên, Thanh Dương, Thanh Đồng, Thanh Tiên đang quyết tâm gấp rút để hoàn thành 19 tiêu chí vào năm 2015. Nhờ vận động nông dân chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất, đồn điền, đổi thửa lần 2 mà sản xuất nông nghiệp hàng năm liên tục được mùa, đạt trên 100 ngàn tấn lương thực. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 11,9 triệu đồng đầu nhiệm kỳ lên 24 triệu đồng năm 2015. Kinh tế chuyển dịch đúng hướng, có bước bứt phá mới trong cơ cấu, đẩy mạnh việc ứng dụng KHKT, các loại giống mới vào sản xuất. Chăn nuôi tiếp tục phát triển khá về chất lượng và số lượng, từng bước chuyển dịch chăn nuôi hàng hóa tập trung. Tỷ trọng giá trị thu nhập chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp tăng từ 41,5% năm 2010 lên 47,5% năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo dự ước đến cuối năm 2015 xuống còn 8,5% theo chuẩn nghèo giại đoạn 2011-2015. Những kết quả này đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh đẹp và sinh động về một Thanh Chương đang vững bước đi lên vượt qua đói nghèo.
Trần Đình Hà