ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
"Cam tổng đội" - sản phẩm nổi tiếng đã đạt tiêu chuẩn O COP.
Lượt xem: 27

"Cam tổng đội" là một trong những sản phẩm nổi tiếng của huyện Thanh Chương.  Gọi cam tổng đội vì thời gian đầu được các đội viên và người dân trong vùng với các loại chính như: V2, vân Du , xã đoài và cam sạch bệnh. Hiện cam tổng đội do HTX Nông nghiệp Thanh Đức có địa chỉ ở xóm Sướn quản lý, bán và duy trì thương hiệu.  

Trong những ngày này về trên vùng đất của Tổng đội TNXP2  nay là xóm Sướn xã Thanh Đức huyện Thanh Chương rất dễ dàng bắt gặp từng đoàn người về đây để chiêm ngưỡng, mua bán và thưởng thức Cam của người dân nơi đây. Bởi từ lâu, họ đã được nghe đến thương hiệu cam tổng đội nhưng chưa bao giờ được tận mắt nhìn thấycác vườn cam ở đây được trồng và chăm sóc như thế nào. Chị Nguyễn Thị Hòa ở Thành phố Hà Tĩnh nói :Tôi thấy Cam ở đây rất ngọt và sạch. Rất tuyệt vời. Còn anh Đậu Khắc Sơn ở xã Thanh Thịnh huyện Thanh Chương khẳng định: Cam ở đây vỏ mỏng, ngọt và chúng tôi có thể ăn trực tiếp tại vườn.

Anh-tin-bai

              Ông Nguyễn Văn Đệ (áo kẻ, gữa) P. Chủ tịch UBND tỉnh thăm một vườn cam ở xã Thanh Đức.

Theo vợ chồng Ông Hà Hữu Ngọc và bà Nguyễn Thị Hương ở xóm 3 xã Thanh Đức một trong những chủ vườn cam lớn nhất cho biết nét đáng chú ý nhất trong quá trình trồng chăm sóc cam và các loại cây ăn quả khác  là phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về KHKT và cây giống.  Đó là cây giống phải đảm bảo nguồn gốc, đạt tiêu chuẩn. Bởi từ khi trồng đến lúc cho quả phải mất từ 3-4 năm nếu cây giống không chuẩn sẽ rất lãng phí tài nguyên đất đai, công sức, thời gian. Ngoài cây giống phải bón các loại phân có chất lượng, bón đúng thời điểm. Ngoài phân còn phải làm tốt việc phòng trừ sâu bệnh. Để đảm vảo được các yêu cầu này ông bà đã liên kết với Học viên Nông nghiệp Việt nam lấy giống từ gốc, có bảo hành và lấy các loại phân bón, chế phẩm như nấm xanh, nấm trắng để cải tạo đất và phòng trừ sâu bệnh, tiến tới liên kết thực hiên kỹ thuật trồng cam hữu cơ. Nhờ vậy nên Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã thường xuyên cử chuyên gia, kỹ thuật viên hỗ trợ gia đình trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch cam và phối hợp với Hội nông dân huyện, xã đăng ký nhãn hiệu, giới thiệu, bao tiêu sản phẩm cho vườn cam. Từ cách làm của vợ chồng ông Ngọc hiện tại ở Hạnh Lâm và Thanh Đức đã có hàng chục hộ trồng cam theo mô hình liên kết này.

Anh-tin-bai

Ông Trình Văn Nhã (thứ 2 từ phải sang) Chủ tịch UBND huyện và các lãnh đạo khác của huyện thăm vườn cam của ông Hà Hữu Ngọc.

 

Ngoài việc tuân thủ các yêu cầu về phòng trừ sâu bệnh theo quy trình, hướng dẫn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương những năm gần đây vợ chồng ông Ngọc và nhiều hộ trồng cam ở đây còn học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước chế ra các chế phẩm sinh học để bón cho cây như ngâm ủ chuối chín với dung dịch Tricodema phun vào gốc để quả cam thơm và ngọt hơn, chế phẩm phân chuống ủ với vỏ lạc cho đất tơi xốp hơn và bọc bao cho trái, mắc màn cho cây để phòng trừ cái loại côn trùng chích hút. Bởi nếu phun thuốc sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm sẽ bị thị trường bài xích khó tiêu thụ.

Để khuyến khích người dân trồng và phát triển Cam nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và cải thiện cuộc sống, UBND huyện Thanh Chương cũng đã ban hành đề án phát triển một số cây trồng chủ lực gắn liền với thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016-2020 kèm theo các cơ chế hỗ trợ lớn nên đã được nhân dân đồng tình và ủng hộ.

Anh-tin-bai

Từ khi có đề án, thì diện tích cam trồng mới trên địa bàn huyện Thanh Chương được tăng lên đáng kể. Để thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm, được sự đồng ý của UBND huyện và xã Thanh Đức, những người trồng cam đã đứng ra tổ chức thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp. Sau khi thành lập HTX, đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên được thuận tiện hơn hẳn nhất là đã liên kết với nhau và hoàn thành thủ tục quy trình dán tem sản phẩm.

“Thành công ban đầu của HTX chúng tôi là đã liên kết được với nhau và tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhờ có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nên Cam chúng tôi đã được khẳng định. Việc được gắn têm truy xuất sản phẩm không chỉ là niềm vui riêng của nhà vườn mà đó còn là niềm vui chung của các tư thương’ - ông Phạm Bá Nga, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Thanh Đức Thanh Chương cho biết thêm.

Anh-tin-bai

                                  Khách tham quan một vườn cam ở xã Thanh Đức.

Nhờ chất đất và điều kiện thổ nhưỡng khí hậu phù hợp nên cam Tổng đội có đặc điểm chung là  vỏ mỏng, ngọt và sạch bệnh có thể ăn trực tiếp tại vườn. Với giá hiện tại từ 30-35.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí các vườn cam lớn có thể thu hàng tỷ đông/ 1 vụ. Với phương châm phát triển bền vững và sản xuất kinh doanh gắn liền với sức khỏe của người tiêu dùng nên người trồng cam ở xã Thanh Đức không sử dung các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt cỏ hay phòng trừ sâu bọ cho cam mà tất cả đều làm bằng các biện pháp thủ công như nhử, trùm màn bảo vệ. Cam Tổng đội đã được công nhận O COP 3 sao năm 2019 và gắn tem truy xuất sản phẩm.  Để khuyến khích người dân trồng và phát triển Cam nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và cải thiện cuộc sống, UBND huyện Thanh Chương cũng đã ban hành đề án phát triển một số cây trồng chủ lực gắn liền với thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016-2020 kèm theo các cơ chế hỗ trợ lớn nên người dân đã và đang không ngừng mở rộng diện tích, đến nay toàn huyện đã trồng đạt trên 500 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Thanh Đức, Hạnh Lâm, trở thành một loại cây trồng không nhưng xóa đói giảm nghèo mà còn giúp người dân làm giàu.

                                                                                                                                                                         Trần Đình Hà

Tin tức
  • Đất và Người Thanh Chương
1