Các sản phẩm OCOP của Thanh Chương. Bài 1: OCOP là gì và những tiêu chí để được công nhận là sản phẩm OCOP.
Là huyện miền núi không có lợi thế để phát triển công nghiệp dịch vụ, từng được đánh giá là địa phương kém phát triển những năm gần đây Thanh Chương đã từng bước thực hiện thành công chương trình O COP. Đến hết năm 2023 toàn huyện đã có 34 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Để cán bộ, nhân dân và bạn đọc xa gần hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các sản phẩm này.
OCOP
là gì.
OCOP (viết tắt theo
tiếng Anh là One commune one product). Hiểu theo nghĩa tiếng Việt là mỗi xã
(phường) một sản phẩm. Cụ thể hơn là phát triển hình thức tổ chức sản xuất,
kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn. Chương trình OCOP
là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội
lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương
trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi
thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân
(doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và
chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch
vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào
tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương
hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng. Chương trình OCOP được Chính phủ phê duyệt triển khai thực
hiện thông qua Quyết định 919/QĐ-Ttg năm 2018. Sau
hơn 05 năm triển khai, chương trình OCOP đã được thực hiện rộng rãi và đạt được
nhiều hiệu quả trên khắp các tỉnh thành trên đất nước.
Sản phẩm
OCOP là sản phẩm, dịch vụ tham gia vào Chương trình OCOP Quốc gia. Cụ thể, là
những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có thương
hiệu, mang đặc trưng về văn hóa, lợi thế của địa phương. Các sản phẩm OCOP
sẽ được đánh giá, phân hạng theo 03 cấp: cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương.
Sau khi đánh giá, sản phẩm sẽ được phân hạng từ 01 sao đến 05 sao và được cấp
chứng nhận sản phẩm OCOP có giá trị trong vòng 36 tháng.
Căn cứ
Quyết định 148/QĐ-TTg, sản phẩm OCOP được chia làm 6 nhóm chính sau:
Nhóm
thực phẩm, Nhóm đồ uống, Nhóm dược liệu và sản
phẩm từ dược liệu, Nhóm thủ công mỹ nghệ, Nhóm sinh vật cảnh, Nhóm sản phẩm dịch vụ du
lịch cộng đồng/du lịch sinh thái/ điểm du lịch
Sản phẩm
sau khi được đánh giá theo Bộ tiêu chí OCOP sẽ được phân thành 05 hạng:
·
Hạng 5 sao (90-100 điểm): sản phẩm đặc trưng có tiêu
chuẩn chất lượng cao, đạt điều kiện để xuất khẩu
·
Hạng 4 sao (70-90 điểm): sản phẩm đặc trưng, đảm bảo yêu cầu
chất lượng, có khả năng tiếp cận thị trường tốt, tiềm năng nâng cấp lên sản
phẩm 5 sao
·
Hạng 3 sao (50-70 điểm): sản phẩm đặc thù, có lượng tiêu thụ ổn
định, tiềm năng nâng cấp lên sản phẩm 4 sao
·
Hạng 2 sao (30-50 điểm): sản phẩm đang bắt đầu hình thành chất
lượng cụ thể, có tiềm năng nâng cấp lên sản phẩm 3 sao
·
Hạng 1 sao (1-30 điểm): sản phẩm sơ khai, chưa được đưa vào tiêu
thụ rộng rãi, có tiềm năng nâng cấp lên sản phẩm 2 sao
Những lợi ích khi tham gia chương trình sản phẩm ocop
Lợi ích đối với doanh nghiệp
·
Giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, quảng bá sản phẩm rộng
rãi, thuận lợi tiếp cận hệ thống phân phối trong nước cũng như đẩy mạnh xuất
khẩu ra quốc tế.
·
Thu hút người tiêu dùng thêm tin tưởng, nâng cao giá thành, gia
tăng doanh số, mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
·
Doanh nghiệp có cơ hội thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất
·
Là động lực để doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm
bảo đạt và giữ vững các tiêu chí của sản phẩm OCOP
Lợi ích khi tham gia chương trình sản phẩm ocop
(Ảnh minh hoạ)
Lợi ích đối với người tiêu dùng
·
Người dân có cơ hội biết, trải nghiệm và sử dụng sản phẩm đặc
trưng của từng vùng miền trên khắp cả nước một cách dễ dàng thông qua các
chương trình quảng bá sản phẩm OCOP
·
Sản phẩm OCOP được đánh giá kỹ lưỡng, chuyên nghiệp qua các cấp,
đảm bảo chất lượng trước khi tới tay người tiêu dùng nên người dân yên tâm sử
dụng
·
Giá cả phải chăng, tương xứng với chất lượng sản phẩm
Thông qua
bài viết này, mong rằng quý bạn đọc đã hiểu sản phẩm
OCOP là gì và
những tiêu chí để được công nhận là sản phẩm OCOP. Tính đến thời điểm hiện tại,
trên toàn quốc đang có 9.850 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên, trong
đó có 42 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia. Trên địa bàn huyện Thanh Chương đã có 34 sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở lên
Có thể nói
chương trình OCOP đã thổi một làn gió mới cải thiện đời sống kinh tế vùng nông
thôn, mỗi sản phẩm OCOP đã góp quảng bá hình ảnh văn hóa của từng vùng đất, con
người Việt Nam giàu và đẹp. Chúng tôi sẽ lần lượt
giới thiệu 34 sản phẩm của huyện Thanh Chương.
Trần Đình Hà