Sản phẩm O COP: Chè Thanh Chương cây công nghiệp chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo.
Là địa bàn không có lợi thế để phát triển công nghiệp và dịch vụ, huyện Thanh Chương xác định ngoài cây lúa chè là cây kinh tế mũi nhọn nên đã tập trung đầu tư, hiện toàn huyện có hơn 4500 ha chè các loại, chiếm 50% diện tích và 65% sản lượng chè của tỉnh Nghệ An. Trong đó sản phầm chè móc câu - Chè Xanh Thanh Chương chế biến tại HTX nông nghiệp và chế biến chè Thanh Đức, được phân phối bới Công Ty Cp Xây Dựng Tm Và XNK Tổng Hợp đã được công nhận là sản phẩm O COP.
Chè vốn là cây hoang dại được tổ tiên chúng ta
thuần hóa thành cây trồng trong vườn nhà. Hiện trên những cánh rừng trường Sơn
qua địa bàn huyện Thanh Chương vẫn còn những cây chè rừng cổ thụ. Trước đây trong
mỗi vườn nhà của người dân Thanh chương nhà nào cũng có cây chè để làm thức
uống.
Những đồi chè bạt ngàn tại các xí nghiệp chè trên địa bàn.
Cây
chè thực sự trở thành cây công nghiệp từ năm 1968 khi nhà nước thành lập nông
trường chè tại Hanh Lâm, sau đó là các nông trường Ngọc Lâm Thanh Mai.
Thu hoạch chè bằng máy tại xí nghiệp chè Ngọc Lâm.
Theo
thống kê mới nhất hiện toàn huyện có trên 10 000 hộ dân tham gia trồng với tổng
diện tích khoảng 4500 ha. Với năng suất bình quân khoảng 50 tấn/ha, mỗi năm có
thể đạt đạt trên 200 000 tấn, thu về trên 800 tỷ đồng.
Thu hoạch chè thủ công tại xã Thanh Thủy
Dọc
theo đường mòn Hồ Chí Minh qua các xã Thanh Thủy, Thanh Mai, Hạnh Lâm, Thanh
Đức… của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đâu đâu cũng bắt gặp những đồi chè.
Những khu rừng nghèo, đồi trọc trơ đất đá trước đây giờ phủ màu xanh ngắt của
các nương chè.
Vận chuyển chè tươi
Không
chỉ giúp người dân nơi đây thoát nghèo, cây chè đang giúp không ít hộ dân làm
giàu. Nhiều nông dân đã trở thành tỉ phú ngay trên vùng đất vốn cằn cỗi của quê
nhà. Ông Phan Đình Đường - trú xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương - nhớ lại vào
năm 1999, ông bắt đầu đưa cây chè xanh về trồng. Thời gian đầu, ông cũng chỉ
biết hái chè xanh bó thành từng bó đem ra chợ bán nên hiệu quả kinh tế không
cao. Sau đó, ông mày mò, nghiên cứu các công đoạn sao chè tươi thành chè khô để
đóng gói bán ra thị trường. Nhờ cách này, sản phẩm chè xanh Đường Hương của gia
đình ông được nhiều người biết đến. "Hiện tại, sản phẩm chè của gia đình
tôi đã xuất khẩu nhiều nước, có chỗ đứng ổn định trên thị trường" - ông
Đường cho biết.
Nhập chè tươi cho nhà máy chế biến.
Nhờ
thành công từ cây chè, năm 2021, ông Đường vinh dự được Hội Nông dân Việt Nam
tuyên dương là một trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc. "Ngoài trồng chè,
gia đình tôi còn đứng ra thu mua chè cho người dân trong vùng về chế biến.
Doanh thu bình quân của gia đình tôi mỗi năm hiện nay khoảng 20 tỉ đồng".
Ông
Đặng Hữu Hạnh - Chủ tịch UBND xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương - cho biết diện
tích trồng chè trên địa bàn xã là 300 ha, đây là cây trồng chủ lực của xã. Nhờ
trồng cây chè mà nhiều người dân trong xã đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Chế biến che công nghiệp
Tại
xã Thanh Đức, nơi được xem là vựa chè lớn nhất của huyện Thanh Chương, ông
Nguyễn Hữu Vịnh - Chủ tịch UBND xã - khẳng định: "Xã Thanh Đức hiện nay có
diện tích hơn 1.000 ha chè, nhờ cây trồng này mà kinh tế, đời sống người dân
những năm gần đây ổn định, đi lên, nhiều hộ dân trở nên giàu có". Chị
Nguyễn Thị Tứ, dân trong xã, cho biết: "Mỗi hecta chè, nếu chăm sóc tốt,
có thể cho từ 22-30 tấn chè búp tươi/năm; tính ra, trồng mỗi hecta chè, nếu giá
thu mua ổn định, gia đình có thu nhập từ 70-100 triệu đồng/năm".
Nhiều
năm nay, ngoài tiêu thụ trong nước, sản phẩm chè của huyện Thanh Chương làm ra
chủ yếu xuất khẩu. Theo thống kê, có khoảng 90% sản lượng chè khô của
tỉnh xuất sang nhiều khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ, như: Trung Đông, Ấn
Độ, Trung Quốc, Đài Loan…
Ông
Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương, cho biết hiện sản phẩm chè
xuất khẩu của địa phương chủ yếu là chè thô dành cho các thị trường dễ tính. Để
vươn tới những thị trường tiềm năng, khó tính như Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ…,
cần đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; thay đổi tư duy của người
trồng, doanh nghiệp; đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu sạch; xây dựng các
nhà máy sản xuất, chế biến chè hiện đại để cho ra những sản phẩm có giá trị
kinh tế cao.
Ông
Trần Phi Hùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh
Chương, cho biết: "Để cây chè phát triển bền vững, ngoài việc hình thành
vùng trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường
áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình trồng, chế biến chè nhằm nâng cao hiệu
quả".
Hiện,
người trồng và chế biến chè ở huyện Thanh Chương đang tập trung nâng cao chất
lượng để sản phẩm chè khô của địa phương có thể xuất được sang các thị trường
giàu tiềm năng.
Sản phẩm chè móc câu- chè xanh Thanh Chương tại một sự kiện.
goài
chè xuất khẩu hiện sản phẩm Chè Xanh Thanh
Chương là loại chè trà giống chè trà Thái Nguyên được sản xuất, chế biến tại
HTX nông nghiệp và chế biến chè Thanh Đức, được phân phối bới Công Ty Cp Xây
Dựng Tm Và XNK Tổng Hợp chủ yếu được tiêu dùng nội địa. Chè xanh Thanh Chương được
làm từ chè xanh 100% tự nhiên, Sản xuất thủ công truyền thống đảm bảo Xanh -
Sạch - An toàn. Tốt cho sức khỏe. Sản
phẩm có Hộp đựng sang trọng - lịch sự. Rất
thích hợp làm quà biếu. Có đầy các chứng
nhận ANTP. Thành phần chính là : Chè búp
tươi sạch, hái một tôm một lá. Công dụng: Làm tăng cường sức khỏe và khả năng
làm việc, chống phóng xạ và chữa các bệnh khác. Sản phẩm này đã được công nhận
O CÓP 3 sao từ năm 2019 và được khách hàng nội địan ưa chuộng, món quà không
thể thiếu của người thanh chương đến với mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài.
Trần Đình Hà.