ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Phát triển kinh tế từ mô hình trang trại chăn nuôi lợn khép kín
Lượt xem: 274
Với sự mạnh dạn, năng động trong phát triển kinh tế, gia đình chị Nguyễn Thị Thuý, xóm Xuân Hiền, xã Thanh Xuân đã đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi lợn theo hướng trang trại khép kín. Hướng đi này rất táo bạo và  giúp gia đình anh chị nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu. Chị Nguyễn Thị Thuý sinh năm 1980 trong một gia đình thuần nông tại xóm Xí nghiệp chè (nay là xóm Xuân Hiền, xã Thanh Xuân.)
 

Trước đây, gia đình anh chị chủ yếu trồng chè hiệu quả kinh tế bấp bênh năm được giá, năm mất giá và phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, những năm nắng nóng khắc nghiệt thì mất mùa, chè bị chết nhiều. Đến năm 2019, anh chị mạnh dạn chuyển hướng sang chăn nuôi lợn. Nhớ lại những ngày đầu mới xây dựng mô hình, chị Thuý cho biết: Tận dụng diện tích đất rộng, năm 2019, vợ chồng tôi quyết định chọn mô hình nuôi lợn để phát triển kinh tế gia đình. Khi ấy, bản thân chưa có kinh nghiệm, nên năm đầu, tôi chỉ nuôi 13 lợn nái để chủ động giống và 100 con lợn thịt. Để chăn nuôi hiệu quả, hạn chế dịch bệnh, tôi dành nhiều thời gian tìm tòi, tích luỹ kiến thức từ sách, báo, các thông tin trên truyền hình, đặc biệt là được Hội LHPN xã Thanh Xuân đưa đi tham gia các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật trong đào tạo nghề và chăn nuôi. Nhờ vậy, tôi có thêm nhiều kiến thức để chăm nuôi đàn lợn phát triển tốt, ít dịch bệnh, thị trường tiêu thụ ổn định. 

Anh-tin-bai

Chị Thuý với những đàn lợn nái khép kín của gia đình

Anh-tin-bai

Đàn lợn nái khép kín của gia đình

Theo chị Thuý cho biết, chăn nuôi theo hình thức này có ưu điểm đảm bảo tính an toàn sinh học, chủ động được con giống, hạn chế được dịch bệnh khi mua lợn giống từ bên ngoài về. Chị Thuý chia sẻ thêm: Việc nắm vững kỹ thuật trong chăn nuôi rất quan trọng. Cụ thể, với số lượng Lợn Nái lớn, để có con giống tốt, tôi đã thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo. Để tỷ lệ thành công 100%, cần bảo quản tinh lợn ở nhiệt độ 18 đến 21 độ, thời gian bảo quản tối đa 7 ngày. Mặt khác, khi lợn con được sinh ra, phải chủ động tiêm phòng vắc xin đầy đủ, khẩu phần ăn hợp lý và vệ sinh chuồng trại thường xuyên sạch sẽ.
Anh-tin-bai

Mô hình chăn nuôi lợn khép kín của gia đình chị Thuý.

Nhờ Phát huy tốt nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách , mặt khác cả 2 vợ chồng đều là người trẻ tuổi, có sức khoẻ, chịu khó, có kinh nghiệm chăn nuôi, từ 15 con lợn nái ban đầu, anh chị đã dần mở rộng quy mô và tăng đàn. Đến nay, anh duy trì 30 lợn nái. Riêng 2 năm trở lại đây, anh chị xuất gần 1.000 con lợn giống và hơn 500 con lợn thịt/năm, thị trường chủ yếu là các xe  hàng lớn ngoài Bắc vào bắt cả đàn đem lại thu nhập khoảng 400 đến 450 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.

Mô hình chăn nuôi lợn khép kín của gia đình anh chị được đánh giá là mô hình kinh tế tiêu biểu điển hình của xã. Ông Nguyễn Tố Như Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân nhận xét: gia đình Chị Nguyễn Thị Thuý là nông dân điển hình ở xã trong phát triển mô hình nuôi lợn theo hướng trang trại khép kín. Gia đình anh chị mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, tích cực học hỏi, áp dụng khoa học – kỹ thuật vào chăn nuôi. Trang trại lợn của chị là mô hình để nhân rộng, phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.

 

   Biên tập : Hội LHPN xã Thanh Xuân

                                               

 

Tin tức
  • Đất và Người Thanh Chương
1