Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc: càng khó khăn càng phải thi đua.
Ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” đã lôi cuốn, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Để tiếp tục phát huy ý nghĩa, giá trị của Lời kêu gọi thi đua ái quốc, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp, ngày 04/3/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11 tháng 6 hàng năm là Ngày truyền thống thi đua yêu nước.
Ý nghĩa, giá trị của Lời kêu gọi thi đua ái quốc
Sau chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra
sáng kiến tổ chức, lãnh đạo phong trào thi đua ái quốc để giành thắng lợi to
lớn hơn. Ngày 27/3/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị phát động
phong trào thi đua ái quốc. Chỉ thị xác định: “… mục đích thi đua ái quốc là
làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công”. Sau khi
Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị, nhân kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến, ngày
11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”.
638536914386988788.jpg)
Quan điểm về thi đua: Theo Người, thi đua là một trong những biện pháp
của quá trình vận động cách mạng, có ý nghĩa sâu sắc, rộng lớn, thi đua không
chỉ khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người, mà quan trọng hơn là cải tạo bản
thân con người, nêu cao tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế, làm cho già,
trẻ, gái, trai và các tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, địa
vị xã hội đều hướng tới mục đích chung. Thi đua để mọi người đều làm việc tốt
hơn, nhiều hơn và “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và, những
người thi đua là những người yêu nước nhất”.
Mục đích thi đua: Là để thực hiện tốt nhiệm vụ chủ yếu của mỗi thời kỳ
cách mạng trong tình hình và điều kiện lịch sử cụ thể.
Nội dung thi đua: Phải toàn diện, phải xuất phát và phục vụ nhiệm vụ
chính trị của từng giai đoạn cách mạng, phải thiết thực, ở tất cả các lĩnh vực
hoạt động của đất nước, gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng cấp, hướng
vào cải tạo và xây dựng con người mới, hướng vào giải quyết những vấn đề cơ bản
thiết thực của Nhân dân; thi đua phải gắn với công việc hằng ngày của mỗi
người.
Cách tổ chức phong trào thi đua: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Phải dựa vào
lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây: hạnh phúc cho dân”; các phong
trào thi đua yêu nước cần phải đa dạng, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự
giác, sáng tạo và sức lực của các tầng lớp nhân dân trong từng giai đoạn cách
mạng.
Phương châm thi đua: Người chỉ rõ: “thi đua chứ không phải ganh đua” nên
cần phải đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau để đạt thành tích cao. Thi đua phải
gắn với khen thưởng; khen thưởng là kết quả của phong trào thi đua.
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, đặc biệt sau Đại hội lần thứ VIII của
Đảng, Đảng ta đã đề ra khẩu hiệu thi đua: “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhiều phong trào được phát động và thực hiện
có hiệu quả như: “Xóa đói, giảm nghèo”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết
giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “5 xung kích, 4 đồng hành”, “Trung
thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”, “Vì Trường Sa thân yêu”… và thời gian gần
đây là các phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai
bị bỏ lại phía sau”
Triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
"Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã
hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông,
thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn
thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã
hội số”,
Năm 2024 là năm thứ tư thực hiện nghị quyết đại hội đảng các
cấp, năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng. Trong đó có lễ công bố 555 năm danh
xưng Thanh Chương và kỷ niệm 94 năm truyền thống của Đảng bộ huyện. Xác định
các nhiệm vụ về xây dựng hệ thống chính trị và phát triển kinh tế xã hội,, ngay
từ đầu năm, các cấp các ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương cần phát động các phong trào thi
đua sâu rộng để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Đó là: Tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất: 9,5-10%. Thu nhập bình quân đầu người: 51,5-52,5 triệu
đồng/người. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn: 4.800-4.900 tỷ
đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt: 111.650 tấn.Thu ngân sách Nhà nước đạt
trên 198 tỷ đồng. có 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới và 4 xã đạt Nông thôn mới
nâng cao. Giảm tỷ lệ hộ nghèo:
0,7%; Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng
thêm: 05 trường; Tỷ lệ khu dân cư văn hoá: 77,3%; Số xã đạt chuẩn thiết chế
VHTTTT tăng thêm: 05 xã. Tỷ lệ dân số
tham gia BHYT: 92%.

Kết quả của phong trào thi đua: Thị Trấn Thanh chương đang phát triển đàng hoàng, to đẹp
Để hoàn
thành các mục tiêu đã đề ra, thời gian tới các cấp các ngành, các địa phương,
đơn vị từ huyện đến cơ sở cần Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng
theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ chí Minh về thi đua ái quốc “Càng khó khăn thì
càng phải thi đua” và tinh thần Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị. Tổ chức các
phong trào thi đua gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương và phải có
trọng tâm trọng điểm. Bên cạnh đó, cần phải giải quyết những vấn đề nảy sinh từ
thực tiễn qua đó góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm 2024. Trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ
Chí Minh về thi đua yêu nước, việc tổ chức các phong trào thi đua và công tác
khen thưởng phải gắn với việc thực hiện “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo
đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phòng chống tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, tăng
cường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh; phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ
tiêu, nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương. Tiếp tục chủ động
công tác đấu tranh phòng chống có hiệu quả các vấn đề an ninh chính trị, các
loại tội phạm phát sinh trên địa bàn, nhất là tội phạm hình sự, tội phạm trong
lứa tuổi thanh - thiếu niên, giữ gìn trật tự công cộng và giải quyết các tệ nạn
xã hội ở các địa bàn trọng điểm. Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng,
chống mọi biểu hiện hình thức, bệnh thành tích trong thi đua, khen thưởng để
thi đua khen thưởng thực sự phải là động lực to lớn và là biện pháp quan trọng
xây dựng con người mới, tăng cường khen thưởng đơn vị cơ sở và người lao động
trực tiếp.
Từ những kết quả đã đạt được, bằng việc thực hiện đồng bộ
các giải pháp tin chắc rằng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương
sẽ tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, cách mạng, đoàn kết nhất trí, năng
động sáng tạo, vượt qua khó khăn thách thức, phấn đấu thực hiện đạt và vượt các
mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đưa quê hương vươn lên về mọi măt, trở thành huyện
khá của tỉnh như Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện khóa XXXI, nhiệm kỳ 2020-
2025 đã đề ra.
Trần
Đình Hà