ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Thanh Chương: Những đóng góp của Báo chí đối với sự phát triển của quê hương.
Lượt xem: 213
Suốt chặng đường lịch sử cách mạng của Đảng và Dân tộc ta, 99 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa;  là công cụ sắc bén góp phần quan trọng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, kịp thời lan tỏa để mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sớm đi vào cuộc sống, kịp thời đưa tin, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, phát huy những giá trị tốt đẹp, nhân tố mới, mô hình hiệu quả, cách làm hay, biểu dương gương người tốt, việc tốt, phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, tiêu cực, góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; đấu tranh và phê phán những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Qua đó cùng tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, góp phần để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 

Cách đây 99 năm, ngày 21/6/1925, Báo Thanh niên - Cơ quan ngôn luận của tổ chức “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội” đã ra số đầu tiên. Tờ báo do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, và đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của nước ta.

Ngày 5/2/1985 của Ban Bí thư TW Đảng đã ban hành Quyết định số 52-QĐ/TW lấy ngày 21/6 hàng năm là Ngày Báo chí Việt Nam nhằm kỷ niệm, tri ân các nhà báo đã cống hiến trí tuệ, sự nhiệt thành; đôi khi cả là máu và nước mắt để độc giả có những bài báo hay, những sự kiện nóng hổi, chân thật. Nhân dịp kỉ niệm 75 năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý đổi tên gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Sau ngày thống nhất đất nước, báo chí ở nước ta đã phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, hình thành hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình rộng khắp cả nước. Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả, hình thức đẹp, sinh động và hấp dẫn. Từ vài chục cơ quan báo chí trong ngày đầu giành chính quyền, đến nay cả nước đã có trên 850 cơ quan báo in, báo điện tử với hơn 1000 ấn phẩm báo chí. Sau khi thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019. Đến cuối năm 2022, cả nước có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí, 72 đài phát thanh và truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình. Cả nước hiện có trên 41.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong đó có 20.407 trường hợp đã được cấp thẻ nhà báo.

Tại Nghệ An, hiện có 3 cơ quan báo địa phương, và 78 cơ quan đại diện báo, tạp chí Trung ương đóng trên địa bàn, với hơn 400 nhà báo và cộng tác viên có đăng ký chính thức đang công tác trên địa bàn toàn tỉnh.

Tại huyện Thanh Chương được thành lập vào năm 1965 với tên gọi Đài Truyền thanh Thanh Chương. Tháng 12/1993, Huyện ủy, UBND huyện đã có chủ trương xây dựng và lắp đặt trạm phát lại sóng truyền hình nên được đổi tên thành Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Thanh Chương. Thực hiện NQ18 của BCH TW khóa XII, tháng 11/2019, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện được sáp nhập với Trung tâm Văn hóa, Thể thao thành Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện Thanh Chương.

Anh-tin-bai

Lãnh đạo huyện tặng quà, chúc mừng bộ phận truyền thông Trung tâm VHTT&TT huyện.

Trải qua 59 xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, từ chỗ chỉ có vài ba cán bộ kỹ thuật, phát thành viên, đến nay bộ phận đảm nhiệm công tác truyền thông của Trung tâm có 8 người gồm 3 kỹ thuật viên, 4 biên tập viên, 01 phát thanh viên. Bình quân mỗi năm thực hiện 30 trang Phát thanh, 42 trang Truyền hình theo khung cứng. Ngoài ra, mỗi năm bình quân còn gửi khoảng 200 tin, bài phát thanh, 160 tin bài, phóng sự truyền hình về các vấn đề thời sự nóng để phát sóng hàng ngày trên Đài PT-TH Nghệ An. Tham gia đầy đủ và đạt nhiều giải cao tại các liên hoan PT- TH Nghệ An, Giải Báo chí Nghệ An. Ngoài ra, mỗi tuần tổ truyền thông còn sản xuất 2 đến 4 chương trình thời sự địa phương. Mỗi chương trình từ 8-10 tin. Nhiều sự kiện quan trọng, tổ truyền thông tổ chức làm tin nhanh, đẩy lên facebok và yotube. Bình quân mỗi tháng, tổ sản xuất từ 130-140 tin, bài, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của địa phương. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của truyền thanh cơ sở, thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, UBND huyện đã triển khai thực hiện dự án số hóa đài TTCS ở 100% đài truyền thanh cơ sở. Trong đó có 16/38 xã, thị trấn số hóa đến thôn, bản.

Với mục tiêu tạo ra một kênh thông tin chính thống của Cấp ủy, Chính quyền huyện để truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tình hình kinh tế - xã hội của huyện, biểu dương gương người tốt, việc tốt … đến với đại bộ phận đảng viên trong toàn Đảng bộ, năm 2002 Bản tin Thanh Chương đã ra đời. Tính đến tháng 6 năm 2024, Bản tin Thanh Chương đã ra được 243 số , xuất bản trên 42.260 cuốn. Hiện nay, Bản tin Thanh Chương đã không ngừng đổi mới về hình thức, chất lượng, nội dung để đáp ứng nhu cầu của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Ban Biên tập trở thành cầu nối hiệu quả giữa cấp ủy, chính huyền huyện và cơ sở.

Thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH, ngày 05/10/2011, Cổng thông tin điện tử của huyện chính thức ra đời. Từ khi ra đời đến nay, hoạt động của Ban Biên tập cổng TTĐT huyện đã mang lại hiệu rõ nét quả đáp ứng nhu cầu truy cập thông tin của nhiều đối tượng. Ngoài những nội dung cơ bản có trong giao diện như lịch công tác tháng, thông tin về cơ chế chính sách đầu tư, thủ tục hành chính, công khai tài chính, thông báo kết luận hàng tháng của Chủ tịch UBND huyện… mỗi năm Cổng TTĐT huyện đăng tải hơn 400 tin, bài trên các lĩnh vực KT-XH-AN-QP của huyện nhà và cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo điều hành.  Bổ sung thêm trang truyền hình trên Cổng; 01 chuyên mục tuyên truyền học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 01 chuyên mục phổ biến phòng, chống ma túy; 01 chuyên mục tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm; 01 chuyên mục tuyên truyền phổ biến pháp luật, 1 chuyên mục tuyên truyền về 555 năm danh xưng Thanh Chương... Ngoài ra trang Web của huyện, một số cơ quan đơn vị trên địa bàn lập trang web riêng như Huyện đoàn, phòng Giáo dục và Đào tạo, UBMTTQ huyện... với nội dung phong phú và cập nhật đầy đủ tin tức các văn bản để cơ sở theo dõi và thực hiện.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua Báo chí đã làm tốt tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, kịp thời lan tỏa để mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sớm đi vào cuộc sống, kịp thời đưa tin, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, phát huy những giá trị tốt đẹp, nhân tố mới, mô hình hiệu quả, cách làm hay, biểu dương gương người tốt, việc tốt, phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, tiêu cực…Là cầu nối giữa Đảng, nhà nước và Nhân dân, góp phần thúc đẩy KTXH huyện nhà phát triển.

            Nhân kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, với niềm tự hào và tin tưởng sâu sắc đối với đội ngũ những người làm báo - Các chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng. Đồng thời mong muốn đội ngũ người làm báo phải tiếp tục phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nêu cao đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Trong giai đoạn mới, báo chí cách mạng Việt Nam cần tiếp tục phát huy điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, khuyết điểm, nâng cao tính chiến đấu để luôn là công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng, diễn đàn tin cậy của nhân dân. Làm tốt nhiệm vụ cao cả đó chính là các nhà báo đã thực hiện lời dạy của Bác Hồ về trách nhiệm và đạo đức của báo chí: "Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem mà là để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính quần chúng và tính chiến đấu”.

 

Lan Anh - Trung tâm VHTT&TT huyện

 

Tin tức
  • Đất và Người Thanh Chương
1