ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Kết quả 01 năm thực hiện Nghị quyết chuyên đề của BCH Đảng bộ huyện về chuyển đổi số.
Lượt xem: 260

Thực hiện chương trình công tác toàn khóa và chương trình năm 2023, ngày 05/4/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Chương đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 17-NQ/HU về chuyển đổi số huyện Thanh Chương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sau hơn 01 năm Nghị quyết đi vào cuộc sống, công tác chuyển đổi số trên toàn huyện đã có những thay đổi tích cực, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Theo ông Nguyễn Tư Hải Phong- Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy: sau 01 năm triển khai thực hiện Nghị quyết tổng số hồ sơ đã tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến là 47.259 bộ. Đã giải quyết và trả kết quả 42.608 hồ sơ, đạt tỷ lệ 90%. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến toàn trình đã chiếm 63%, về đích và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra (đến năm 2025: 60%). Tỷ lệ thanh toán trực tuyến đạt 67,7%. Mức độ hài lòng của người dân/doanh nghiệp về giải quyết TTHC 99%, vượt mục tiêu đề ra (90%). Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công huyện Thanh Chương hiện nay đạt 87,05 điểm, xếp thứ 4 toàn tỉnh.

Anh-tin-bai

Đồng chí Nguyễn Hải Dương (thứ 3 từ trái sang) TUV- Bí thư Huyện ủy  đang kiểm tra việc triển khai công tác chuyển đổi số tại cơ sở- Ảnh Hải Phong-  BTG Huyện ủy.

Việc triển khai các hội nghị trực tuyến cũng được Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo quyết liệt. Trong năm qua, toàn huyện đã triển khai 52 cuộc họp trực tuyến, nhiều cuộc trực tuyến liên thông 4 cấp từ Trung ương - tỉnh - huyện - xã mang lại hiệu quả rõ nét, nhất là các hội nghị triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương được triển khai đến tận cán bộ, đảng viên.

Để đánh giá mức độ xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số của UBND các xã, thị trấn, UBND huyện đã ban hành bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá. Bộ tiêu chí gồm 3 nhóm với 79 tiêu chí thành phần và được điểm hóa theo thang điểm 100. Cuối năm, các xã sẽ tự đánh giá, xếp loại gửi về UBND huyện để xếp loại theo bộ tiêu chí đã ban hành.

Nổi bật trong phát triển kinh tế số là việc ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài 100% các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trả lương qua tài khoản thì người dân trên địa bàn huyện đã sử dụng thành thạo việc thanh toán qua Internet Mobile Banking của các ngân hàng, thanh toán qua mã QR code, thanh toán qua ví điện tử... tỷ lệ các hộ gia đình thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt tăng từ 26,7% lên 44,2%. Góp phần xây dựng xã hội không dùng tiền mặt, giảm chi phí in ấn, vận chuyển tiền giấy và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...

Về xã hội và nền tảng số, hiện nay, trên toàn huyện có 155.032 người dân có thiết bị đầu cuối thông minh (điện thoại, máy tính bảng, tivi thông minh…) Tổng số người dùng thiết bị đầu cuối thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh 103.820 người, tỷ lệ 66,9%, vượt mục tiêu NQ đề ra. Tổng số người từ 15 tuổi trở lên biết sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử và biết mua/bán hàng trên các sàn thương mại điện tử 90.152 người, tỷ lệ 46,2%, xấp xỉ đạt mục tiêu NQ đề Anh-tin-bai

                                              Lễ ký kết hợp tác chuyển đổi số- Ảnh Hải Phong -BTG Huyện ủy.

Có được những thành quả đó, trước hết là nhờ sự quan tâm, vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. UBND huyện ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số hàng năm, có 21/38 xã, thị trấn ban hành nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số; 38/38 xã, thị trấn đã xây dựng được kế hoạch chuyển đổi số hàng năm và cả giai đoạn. UB MTTQ huyện, Phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số riêng. Công tác tuyên truyền về chuyển đổi số được quan tâm, chỉ đạo thực hiện phong phú, đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hội nghị, qua tham gia các hoạt động Ngày chuyển đổi số mồng 10/10 hàng năm... Sự phối hợp với các ngành và các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông cũng góp phần làm nên chuyển đổi số thành công. Ngành Công an quyết liệt chỉ đạo thực hiện Đề án 06 đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số trên địa bàn...

Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận lại công tác thực hiện chuyển đổi số trong năm qua, vẫn còn một số tồn tại, như: Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số vẫn còn bất cập so với yêu cầu (máy tính, máy in, máy quét scanner, tốc độ đường truyền Interner...); nhân lực, trình độ CNTT của một số cán bộ, công chức chưa theo kịp yêu cầu của chuyển đổi số; cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số còn nhỏ lẻ, cát cứ theo ngành, lĩnh vực chưa tập trung; số vụ việc người dân bị lừa đảo trên không gian số vẫn

UBND huyện vừa phối hợp với SỞ TTT tổ chức hội nghị sơ kết công tác chuyeenr đổi số 8 tháng đầu năm 2024. Các báo cáo và ý kiến phát biểu tại hội nghị đã khẳng định: Trong thời gian qua công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực và mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Các hoạt động  nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin, kinh tế số, chính quyền số và xã hội số được đẩy mạnh. Trong 8 tháng đầu năm 2024, số trạm phát sóng mạng thông tin di động (BTS) tăng thêm 26 trạm so với năm 2023, đảm bảo tỷ lệ phủ sóng đến trung tâm xóm, bản trên địa bàn huyện đạt 100%. Số hộ gia đình trên địa bàn sử dụng Internet cáp quang (FTTH) là 29.659 hộ đạt tỷ lệ 58,3%, tăng 8.506 hộ so với năm 2023. 100% cơ quan/đơn vị, doanh nghiệp tiên địa bàn có đường truyền Internet tốc độ cao.

Tỷ lệ người dân sử dụng SmartPhone đạt gần 80%. Số người dân 15 tuổi trở lên đã có tài khoản giao dịch tại Ngân hàng là 122.965 người. Số cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn chỉ trả lương qua tài khoản đạt tỷ lệ 100%. Số sản phẩm OCOP được đăng bán trên các sàn thương mại điện tử 13/34 sản phẩm. Số doanh nghiệp trên địa bàn có ứng dụng công nghệ số: phần mềm quản lý, xây dựng website, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử đã chuyển biến tích cực. Số hộ đã được triển khai cấp mã số vùng trồng trong lĩnh vực trồng trọt cho các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn: 13 hộ. Hội nghị cũng đã dành nhiều thời gian của các đại biểu thảo luận, các ý kiến đã đề ra các giải pháp để nâng cao tốc độ và chất lượng chuyển đổi số trên địa bàn huyện đặc biệt là hạ tầng số, nhân lực số.

  Để thực hiện tốt Nghị quyết số 17-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện, trong thời gian tới, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Phân tích, làm rõ tính hai mặt môi trường số để hạn chế lừa đảo trên không gian mạng. Phát huy vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ người già, người yếu thế trong quá trình chuyển đổi số.

- Tiếp tục chỉ đạo các phòng, ngành thực hiện số hóa hồ sơ, tạo nền tảng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung cho toàn huyện.

- Trình UBND tỉnh Nghệ An xin chủ trương xây dựng kho dữ liệu dùng chung làm cơ sở cho việc triển khai nền tảng phân tích và xử lý dữ liệu tại huyện.

- Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp đẩy mạnh tiếp nhận hồ sơ trên cổng dịch vụ công trực tuyến, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu của Nghị quyết 17-NQ/HU đề ra.

- UBND huyện tiếp tục cử 563 cán bộ, công chức, viên chức chưa được đào tạo tham gia lớp bồi dưỡng theo Kế hoạch số 213-KH/TU ngày 18/12/2023 của Tỉnh ủy Nghệ An về triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Nghệ An năm 2024.

- Phối hợp với các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân thanh toán không dùng tiền mặt.

- Phối hợp với Văn phòng Huyện ủy tham mưu BTV Huyện ủy ban hành văn bản đôn đốc các tổ chức cơ sở đảng tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy trong quá trình thực hiện Nghị quyết 17-NQ/HU về chuyển đổi số. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết.

Anh-tin-bai

                                  Công an huyện làm CCCD- ĐDCN cho trẻ em.- Ảnh Hải Phong-  BTG Huyện ủy.

Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Tiếp tục phát huy tinh thần hưởng ứng Ngày Chuyển đối số quốc gia hàng năm, chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là:“Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số -Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.”.Nhân dịp này những ngày vừa qua trên địa bàn huyện đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như sơ tổng kế các chương trình liên quan, tập huấn coongacs chuyển đổi số...

 Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thời đại, muốn chuyển đổi số thành công đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và mỗi một người dân, doanh nghiệp. Hy vọng trong thời gian tới, chuyển đổi số trên địa bàn huyện Thanh Chương tiếp tục giành được nhiều thắng lợi mới, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

.

                                                                                                                                                                             Trần Đình Hà

Tin tức
  • Đất và Người Thanh Chương
1